Búa Xua
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Truyện suy gẫm

Go down

Truyện suy gẫm Empty Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Sun Aug 17, 2014 1:35 pm

[size=32]Sàigòn hay Hồ Chí Minh[/size]

Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh,ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu. Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này... TNT

Sài Gòn hay Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Nam

Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam , chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.


Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “ Saigon ”. ...


... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “ SAIGON ”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon . Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon . Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.



Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu?

- Saigon .



2. Bà ngoại đi đâu?

- Lên Saigon.

3. Mầy từ đâu về?

-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.



Nhưng trong 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.



Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng tìm hiểu nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon . Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?



1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”



- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:



Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon . ”Lấy vợ Saigon " xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.



- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon . Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.

- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”

- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon . Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”



- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”

- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.



- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.

- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.



- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon . Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”

- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.



Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.



Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon ? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.



Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon ….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.



Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?



Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam ? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”



Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam .

Cỏ cây còn biết hờn sông núi

Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Sat Sep 13, 2014 3:38 pm

 MẨU BÁNH MÌ.


Trong chiến tranh thế giới thứ hai có hai người tù Do Thái trốn thoát khỏi trại tập trung. Họ
chạy thục mạng và quyết định chia làm hai ngả. Người tù già nắm chặt tay người tù trẻ, đắn đo một lúc rồi nói:  "Này cháu, ta chỉ có một mẩu bánh mì, cháu hãy cầm lấy, ta già rồi, chịu
 đói được lâu hơn cháu. Nhưng cháu hãy hứa với ta rằng: chỉ khi nào cháu không còn một cách nào khác để có cái ăn  thì cháu mới giở miếng bánh này ra. Trong rừng có nhiều thứ ăn được. Nếu đến chỗ có dân cháu có thể làm thuê kiếm miếng ăn. Đường từ đây về nhà còn xa lắm. Nếu trong túi vẫn còn một miếng bánh thì cháu vẫn còn có thể chịu đựng được mọi gian truân"Người tù trẻ cảm động, hứa với ông già, nắm chặt lấy mẩu bánh mì rồi lao đầu chạy.Ròng rã bao nhiêu


ngày đêm anh nhằm hướng quê nhà mà chạy, khi thì phải lẩn lút trong rừng, khi thì băng cánh đồng. Anh hái quả rừng, lội suối tìm cá, khi gặp những người chăn cừu anh bẻ củi đến cho họ để nhận một bát sữa, hay một miếng thịt cừu thơm lừng. Đã có lúc anh tưởng chừng không còn cách nào khác để có một miếng ăn. Để tránh né bọn Đức, anh lẩn lút qua đầm lầy, trong cái nóng hầm hập, xung quanh chỉ một màu xám xịt của lau sậy. Không biết bao nhiêu lần anh rút mẩu bánh mì đã khô cứng như đá ra khỏi túi. Anh ngắm cái gói nhỏ gói bằng một miếng vải thô, quấn thật chặt và buộc bằng một sợi dây gai thắt nút. Cái gói chỉ bằng nửa miếng xà phòng, chắc mẩu bánh mì còn bé hơn. Song anh vẫn nuốt nước miếng, nghĩ đến vị bột ngọt ngào trên đầu lưởi, chắc là có chút ẩm mốc. Anh nhìn cái gói nhỏ rồi lại đút vào túi, bởi anh kinh hoàng nghĩ đến ngày mai, túi rỗng không mà đường thì còn xa lăng lắc.Cứ thế anh đi ròng rã và cuối cùng cũng đến cái ngày anh ngã nhào vào tay người thân. Sau những phút vui sướng khóc cười, anh rút ra cái gói nhỏ đã bẩn thỉu hôi hám song vẫn được quấn rất chặt. Anh nói " mẹ ơi, nhờ mẩu bánh này đây mà con thoát chết trở về". Anh cảm động gỡ nút dây, mở lần vải bọc và sững sờ: đó chỉ là một miếng gỗ được gọt đẽo vuông vức như một mẩu bánh mì.


*Bài học kinh doanh:
Hãy luôn giữ cho mình 1 khoản tiền tiết kiệm, dù có tiêu hết những khoản tiền còn lại thì cũng không được dùng đến chúng. Hãy luôn nghĩ trong đầu, ta vẫn còn chúng thì ta không
thể nào chết được. Và, ta phải tìm kiếm như thế nào để tạo ra được những đồng tiền tiếp theo.



*Bài học cuộc sống:
Tự tạo cho mình những mẩu bánh mì chứa đầy hi vọng và niềm tin. Sự khác biệt giữa thành công và thất bại chỉ trong gang tấc. Anh ấy thành công vì sự kiên định và có niềm hi vọng. Nếu nhụt chí, từ bỏ và mở gói bọc ra thì anh ta có lẽ sẽ chẳng bao giờ về đến nhà.


tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Tue Sep 16, 2014 4:12 am

Truyện ngắn Nhật Bản

Chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.”

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là “Câu chuyện bát mì”. Chuyện xảy ra cách đây khoảng năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon! Cám ơn!” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ – ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! – bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi… hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì”

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi – đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

“Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị… các vị là…

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả. Có người nhận xét rằng: “Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt.” Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

(Bài viết không đề tên tác giả và người dịch).

Truyện 2:

A bowl of noodles from a stranger

by Stephen on December 7, 2012 · 28 comments

in Inspirational stories

That night, Sue quarreled with her mother, then stormed out of the house. While enroute, she remembered that she did not have any money in her pocket, she did not even have enough coins to make a phone call home.

At the same time, she went through a noodle shop, picking up sweet fragrance, she suddenly felt very hungry. She wished for a bowl of noodles, but she had no money!

The seller saw her standing wheat faltered before the counter and asked:

- Hey little girl, you want to eat a bowl?

- But … but I do not carry money … she shyly replied.

- Okay, I’ll treat you – the seller said – come in, I will cook you a bowl.

A few minutes later the owner brought her a steaming bowl of noodles. Ate some pieces, Sue cried.

- What is it? – He asked.

- Nothing. I am just touched by your kindness! – Sue said as she wiped her tears.

- Even a stranger on the street gives me a bowl of noodles, and my mother, after a quarrel, chased me out of the house. She is cruel!!

The seller sighed:

- Girl, why did you think so? Think again. I only gave you a bowl of noodles and you felt that way. Your mother had raised you since you were little, why were you not grateful and disobeyed your mom?

Sue was really surprised after hearing that.

“Why did I not think of that? A bowl of noodles from a stranger made me feel indebted, and my mother has raised me since I was little and I have never felt so, even a little.”

On the way home, Sue thought in her head what she would say to her mother when she arrives home: “Mom, I’m sorry. I know it is my fault, please forgive me … ”

Once up the steps, Sue saw her mother worried and tired of looking for her everywhere. Upon seeing Sue, her mother gently said: “Sue, come inside honey. You are probably very hungry? I cooked rice and prepared the meal already, come eat while it is still hot …”

Can not control any longer, Sue cried in her mom’s hands.

In life, we sometimes easy to appreciate the small actions of some people around us, but for the relatives, especially parents, we see their sacrifices as a matter of natural …

Parental love and concern are the most precious gifts we have been given since birth.

Parents do not expect us to pay back for nurturing us …… but have we ever appreciated or treasure the unconditional sacrifice of our parents?

Translated from a Vietnamese story by Tina

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Wed Oct 22, 2014 2:49 pm

3-Câu chuyện cảm động khiến cả thế giới nghẹn ngào

Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị dành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.
Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.
Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:
– Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.
– Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm
Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…
Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…
Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.


Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:
– Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.
Chị cẩn thận tháo túi.
Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:
-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.
– Nhận vào.
Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.
Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:
-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?
-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.
Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.
Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:
– Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?
– Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.
– Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.
Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.
Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.
Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy.
Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
– Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !
Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.
Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế. Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.
– Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !
Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.
Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :
– Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.
Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
– Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.
Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.
Lòng thầy xót xa.
Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.
Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.
Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.
Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài. Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.
Thầy nói:
– Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.
Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.
Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.
– Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…
Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.
Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:
– Mẹ ơi!!!!!!

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Dec 12, 2014 12:01 pm

Giúp người là tự cứu mình

 

Tướng Dwight Eisenhower phục vụ với tư cách Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng Minh ở Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ II. Một hôm, tướng Eisenhower, cùng với đoàn tùy tùng, đang vội lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Trời mùa đông rất lạnh, mưa tuyết rơi đầy bầu trời, và cái lạnh thấu xương quét qua cả lục địa Châu Âu.
Đang đi trên đường thì đột nhiên, tướng Eisenhower để ý thấy một cặp vợ chồng già người Pháp đang ngồi bên lề đường, run lên bần bật trong giá rét. Eisenhower lập tức ra lệnh dừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp hỏi thăm tình hình. Một viên tham mưu nhắc nhở Eisenhower:
“Chúng ta phải nhanh lên, không thì trễ họp mất. Hãy để lại vấn đề này cho lực lượng cảnh sát địa phương”. Thực ra, ngay cả viên tham mưu cũng biết rằng đó chỉ là cái cớ để khiến Eisenhower không bỏ qua cặp vợ chồng già đang run rẩy ở đó mà thôi.
Tướng Eisenhower, dẫu vậy vẫn khăng khăng, nói:
“Nếu chúng ta đợi cảnh sát địa phương tới, sẽ là quá muộn. Cặp vợ chồng già này sẽ chết cóng trước khi họ đến”.Sau khi trò chuyện với cặp vợ chồng già, tướng Eisenhower biết được là họ đang trên đường tới Paris gặp con trai. Xe của họ đã chết máy ngang đường, và bây giờ, họ không có gì để chống chọi lại cái lạnh run người này.
Tướng Eisenhower bảo cặp vợ chồng già mau lên xe của mình. Vị Tư lệnh Tối cao quân Đồng Minh không hề nghĩ nhiều đến danh phận của mình. Ông không hề tỏ thái độ gì trước cặp vợ chồng khốn khó, mà ông chỉ theo bản tính lương thiện tự nhiên là giúp đỡ người hoạn nạn. Tướng Eisenhower liền đổi hành trình tới Paris trước để cặp vợ chồng gặp con trai, trước khi lái xe tới tổng hành dinh.
Kết quả là, chính sự chuyển hướng ngoài kế hoạch của tướng Eisenhower đã cứu sống mạng của ông!
Quân Quốc Xã đã có tin tình báo rằng Eisenhower sẽ lên đường tới buổi họp, và họ đã biết chính xác hành trình của tướng Eisenhower. Quân Quốc Xã đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa rình tại các ngã tư, đợi tướng Eisenhower tới để ám sát ông. Hitler đã quyết tâm tiêu diệt Eisenhower vào ngày hôm ấy. Nhưng hóa ra, hành động tử tế của tướng Eisenhower đã phá tan âm mưu sám sát ông của Đức Quốc Xã. Hitler chán nản và đổ lỗi cho các đặc vụ tình báo về sự thất bại. Ông ta không bao giờ nghĩ ra rằng chính sự tốt bụng của Eisenhower đã giúp ôngđổi hành trình và tránh được cuộc đụng độ chết người ấy. Đó là một biểu hiện rõ ràng rằng Trời sẽ ban phúc cho những ai đức hạnh và thiện lương.
Một vài nhà sử học đã bình luận rằng tướng Eisenhower đã hóa giải một nỗ lực ám sát đơn giản chỉ nhờ trái tim lương thiện. Nếu tướng Eisenhower bị sát hại vào thời điểm đó, lịch sử cả cuộc chiến tranh thế giới II có thể đã thay đổi hoàn toàn.

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Dec 12, 2014 12:18 pm

Đề tài suy gẫm.

Nước Nhật là 1 nước nhỏ mà coi thường nước lớn là Tàu ,nên Nhật đã thắng Tàu vào đệ nhị thế chiến,VN là nước nhỏ mà có niềm tự hào dân tộc nên đã thắng Tàu 1000 năm nay. Nên Tàu dù là nước lớn nhưng không đáng sợ .VN sẽ tất thắng khi dẹp đảng cướp CSVN, bọn lính đánh thuê,(vay mượn vủ khí Tàu về xâm chiếm VN ,khủng bố,giết hại dân,) phản quốc,tay sai,bán nước,(như các quân khủng bố hiện nay ở Bắc phi và Trung Đông do Tàu cung cấp vủ khí)

SH

Một bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục(đang được phát tán mạnh trên "net")

All Chinese and Taiwanese Must Read!!

 

Nhứt châm kiến huyết (Kim châm rỉ máu), lời vàng ngọc, chúng ta cần phải thực sự kiểm thảo và phản tỉnh.

Là một người Nhật Bản, tôi có đôi điều muốn cùng các bạn chia sẻ nơi đây về cái nhìn của tôi đối với người Trung Hoa. Tôi trước kia là một du học sinh của trường đại học Trung Quốc Nhân Dân, tôi đã ngu khờ sống ở Hoa Lục đến 5-6 năm, vì vậy tôi tin rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách để nói lên cái nhìn của tôi.
Về địa lý, Nhật Bản và Trung Hoa rất gần nhau, nhưng mà về tính cách thì hai dân tộc lại xa nhau một trời một vực,người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt, nhưng về lâu về dài,thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài, người Hoa Lục nhát gan, nịnh hót, hèn yếu, hư ngụy, xảo trá, thích làm tài khôn, và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình, nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.



Lúc tôi mới vừa đến Hoa Lục, bất quá thì tôi chỉ là một tên học trò nghèo khó, ấy thế mà tôi lại được đãi ngộ như là một "siêu quốc dân", kinh nghiệm của nhiều năm ở đó, cho tôi một ấn tượng rất sâu đậm, người Hoa Lục chẳng khác nào một thau cát rời rạc, người Hoa Lục đoàn kết một lòng là có, nhưng điều đó chỉ xảy ra ở vào những thời điểm đặc biệt, tỷ dụ như dân tộc họ đang đối diện với sự diệt vong, nhưng mà đó lại cũng không phải là một sự đoàn kết triệt để nữa, người Hoa Lục đối diện với Ngoại Đấu và Nội Tranh thì hầu như nghiêng về phần Nội Tranh nhiều hơn, người Hoa Lục hận nhứt là Hán Gian. Tôi không phải là kẻ xâm lăng (đối với vấn đề xâm chiếm Trung Hoa, tôi tôn trọng lịch sử, thừa nhận đó là cái lỗi lầm của Nhật Bản), người Hoa Lục đã nuôi dưỡng các cô nhi của chúng tôi trong thời kỳ chiến tranh, thế mà họ đã nhẫn tâm tàn hại đồng bào của họ ở thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (thậm chí là giữa thân tình với nhau), những điều này thật tình tôi không làm sao mà hiểu nổi, nếu không phải là người Hoa Lục thì chẳng ai có thể mà hiểu được, các bạn là người Hoa Lục các bạn làm sao lý giải, nếu như nói người Hoa Lục là lương thiện, hư ngụy việc chi, tôi thật chẳng biết đó là chuyện gì, nếu như người Hoa Lục đơn thuần không có việc nồi da xáo thịt, thì đây có thể nói là lương thiện, nhưng khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, thì tình huống đã đổi khác, thật tình mà nói, đối với việc làm của các bạn, tôi thấy chẳng có điểm nào để gọi là cảm ơn, nếu có thì chỉ là nghi vấn và không thể nào lý giải mà thôi.


Còn nữa, tôi cũng không thể nào hiểu nổi tại sao các bạn lại không nhận khoản tiền bồi thường sau chiến tranh của Nhật Bản, không có một dân tộc nào giống như dân tộc người Hoa Cộng đối nội thì tàn bạo, nhưng đối ngoại thì lại ẩn nhẫn. Điều này đã làm cho tôi liên tưởng đến sự quan hệ giữa Do Thái và Đức Quốc. Thật lòng mà nói tôi rất thán phục người Do Thái, thái độ không khoan thứ không nhờ vả đối với người Đức của họ, đã tỏ rõ sự trọng thị quyền lợi và giá trị tự kỷ, họ không tha thứ người Đức, nhưng người Đức rất kính trọng họ, ngược lại, tại phương Đông, hiện thực người Nhật Bản rất khinh thị người Trung Hoa, các bạn vứt bỏ bồi khoản, các bạn tha thứ chúng tôi, chúng tôi vẫn hận các bạn,khinh thị các bạn, bỉ thị các bạn, nguyên nhân không phải tại chúng tôi, mà là do bởi tự chính các bạn, các bạn tự khinh tự tiện (đê tiện), người ngoài cũng không làm sao có cách để giúp các bạn, người Hoa Lục không có huyết tính, ý khí đã bị mài cùn lụt hết rồi, cái còn lại chỉ là hơi tàn, tự ti,và ngôn ngữ của các bạn hiện là sùng bái Tây Dương với cung cách nịnh hót để làm cho Ngoại Nhân vui thích.

Các bạn tự cho là Văn Minh Cổ Quốc, nhưng ngoại trừ những kiến trúc giết người rùng rợn, những văn vật trong các viện bảo tàng, sinh hoạt của người Hoa Lục trong hiện thực, có còn lưu lại cái bóng dáng văn minh truyền thống hay không? Không sai, Nhật Bản đã từng chịu sự ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa trong thời gian dài lâu, nhưng mà hiện tại sự bảo tồn văn hóa và duy trì được như xưa của người Hoa Lục lại chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, chứ không ở Hoa Lục. Các bạn đem thành tín, tiết nghĩa, lễ nghi, tứ thư ngũ kinh coi như bốn thứ đồ phế thải mà quét vào bãi rác, tiếng nói là kiến lập một xã hội mới, có ngờ đâu lại như thế này, các bạn dĩ nhiên là thấy rõ ràng hơn chúng tôi, một đằng thì tham ô hủ bại (lời quỷ dối người của các bạn: "hủ bại là vấn đề mà các nước trên toàn thế giới đều phải đối diện"), tham bạc mê vàng, ca kỹ dâm ô, chơi chó đua ngựa, còn đằng khác thì nghèo đến nổi cơm ăn chẳng đủ no. Làm đồ giả, Hoa Cộng không ai địch nổi, thổi phồng nói dóc, thấy lợi quên nghĩa, các bạn không có tín ngưỡng, tin chũ nghĩa Marxisme. Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà là một cái xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi, tinh thần rỗng tuếch, chẳng ai tin ai, thật không thể nào mà trách một cái thau cát rời rạc, người Hoa Lục hiện tại, với mức độ vô tri, ngu muội như thế nếu thụt lùi trở về ở thời của năm 1895 thì cũng chẳng tốt hơn được là bao nhiêu.

Trung Cộng là một đại quốc, nhưng mà về chính trị thì tuyệt đối là một kẻ yếu, các bạn từng trào tiếu Nhật Bản chúng tôi là chính trị ải tử (thằng lùn), nhưng mà chúng ta thử so sánh chế độ xã hội, coi xem cái xã hội nào trên thế giới ăn ngủ được ngon, xã hội chủ nghĩa chỉ còn có vài ba nước mà thôi, lại không đoàn kết, chuyên chế, độc tài, thế giới chẳng hoan nghinh, nhưng vì Trung Cộng bạn quá to lớn, cho nên được thấy là trọng yếu, nhưng các bạn vẫn luôn là đối tượng ở thế công chính trị đối với tây phương, chưa bao giờ tự chủ động xuất kích (để cải thiện), lý do là vì các bạn không làm, nhân quyền bị thế giới lên án bao nhiêu năm? Ai đem nhân quyền là quyền sống tối đại của con người đi giáng cách (chà đạp nhân quyền)? Cách Mạng Văn Hóa, Bước Đại Nhảy Vọt, bao nhiêu cái sai lầm của chính phủ của các bạn, các ca xướng gia của các bạn vẫn hát: người dẫn đường cải cách khai phóng, dắt chúng tôi đi về hướng thời đại mới. Giờ thì không còn người dân Hoa Lục nào ngoan ngoản, nghe theo, ở vào thời đại văn minh như ngày nay, thì cái tình huống như thế thật là hiếm có rồi.

Các bạn người Hoa Lục đang tự hủy hoại chính mình,t rí tuệ của chính mình, tài nguyên của chính mình. Kinh tế Hoa Lục các bạn phát triển nhanh, cái giá phải trả có xứng đáng không? Tài nguyên khô kiệt, môi trường sinh thái bị ác hóa. Nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây của các bạn, đã bị chính các bạn hoang phí hủy hoại đến thế nào, kinh tế lạc hậu, dân sinh suy thoái,t ham quan hoành hành.


 

Các bạn có biết chăng,thời Trung Hoa Dân Quốc thống trị Hoa Lục, Sơn Tây hãy còn là một tỉnh mô phạm, các bạn cũng chẳng biết địa vị của Sơn Tây trong lịch sử Trung Hoa, kinh tế của tỉnh Sơn Tây thịnh vượng ở thời Thanh triều, một nửa số quan tể tướng ở thời nhà Đường đều xuất thân từ tỉnh Sơn Tây, địa vị của Sơn Tây cao hơn xa so với thành phố Thượng Hải mà các bạn đã từng tự hào huênh hoang khen tặng, bây giờ các bạn hãy thử nhìn Sơn Tây, là sẽ biết ngay cái gì là cái khoảng cách giữa lịch sử và hiện thực rồi (GDP bình quân đầu người Hoa Lục là số 1 từ dưới chót đếm lên). Các bạn hoang phí và hủy hoại tài nguyên như thế, giả sử như Sơn Tây được mang cho Nhật Bản, chúng tôi sẽ rất trân trọng như là tổ tiên mà cung phụng để phát triển Sơn Tây, và Sơn Tây sẽ giàu mạnh hơn nhiều so với Bắc Kinh, Thượng Hải cường thịnh mà các bạn đã từng trọng thị. Các bạn kinh tế phát triển nhanh, rồi mừng rỡ mà dùng cái quái gìl à Thượng Hải,là Bắc Kinh làm cửa sổ để ngắm nhìn, ngu xuẩn quá! Hai thành phố đó chiếm diện tích Hoa Lục là bao nhiêu, dân số bao nhiêu? Các bạn trường kỳ khinh thị nông dân, 9 trăm triệu nông dân mà không chiếu cố tốt cho họ, Hoa Lục các bạn sẽ phải đối diện với đại loạn rồi đó.

Lúc ở Bắc Kinh tôi đã có nói chuyện với một bà lão người đến từ tỉnh Sơn Đông, bà là người đã dắt hai đứa con gái của bà đến Bắc Kinh để cùng bán dâm, bà nói, nhờ ở thân xác mình mà có cơm ăn, không xấu hổ đâu, có xấu hổ chăng là cái xã hội này kìa, vì hơn 40 năm trước, chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương, đưa đến vùng hoang vu sơn dã,để họ tự sinh tự diệt, số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu, nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông, lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì, Chính quyền nói, họ chẳng phải là người Sơn Đông, không có hộ khẩu, mấy mươi năm lưu lạc, tìm ai để đòi công lý?


Những niềm vui công trạng lớn của các bạn,mấy chục tỷ công trình nói làm là làm, chúng tôi những người bị các bạn coi là những người Nhật Bản "khó tính", Hoa Lục giàu, nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng,t hêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội. Các bạn không giải quyết, thu nhập của nông dân thấp, các bạn không quan tâm, khoảng cách giàu nghèo càng xa, các bạn lại làm như là chẳng thấy gì, cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương, cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ, các bạn hư vinh, xa xỉ, xã hội của các bạn hổn loạn, các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi, ha ha, cái nhìn that thiển cận!

Các bạn bất quá chỉ mới "cởi mở" hai mươi mấy năm, mà đã láo khoét như vậy, kinh tế Nhật Bản đang đình trệ,các bạn liều mạng "phát triển" mười năm vẫn không đạt được 1/4 tổng sản lượng kinh tế của Nhật Bản, vậy mà dám nói vượt xa Hoa Kỳ, chuyện thần thoại chăng? Còn nữa, tình hình thế giới không tốt cho các bạn, nhưng mà Nhật bản, nhờ vào chế độ ưu việt, người dân thật lòng, cùng với sự chân thành giúp đỡ của Tây Phương, là lý do đủ để tái phục hồi. Còn Hoa Lục bởi hình thái ý thức, chế độ, với Hoa Kỳ hoặc với các nước tự do khác không thể dung nhập cùng nhau, Hoa Lục ổn định cái gì, một khi mà xã hội hỗn loạn, kinh tế băng hoại, các nước xung quanh không có ai ủng hộ, cũng bởi vì nước của các bạn trước sau vẫn luôn cho người ta cái nhìn phản cảm. Bởi vậy Nhật Bản tuy thua trận, vẫn có cơ hội vươn lên, Hoa Lục thua, chắc chắn sẽ hoàn toàn chia năm sẽ bảy. Các quốc gia xung quanh đều mong muốn Hoa Lục như vậy,nước Nga chẳng muốn các bạn được yên, Ấn Độ hận các bạn, Đông Nam Á hận các bạn, bởi vậy hoàn cảnh của các bạn rất là tệ hại và bấp bênh, ấy thế mà các bạn vẫn chẳng hề thấy được cái nguy cơ đó, vẫn cảm giác lương hảo, như vậy rõ ràng là quá ngu muội.


Trong những sắc dân Đông Phương, chúng tôi tôn kính người Hàn Quốc, bởi vì họ và chúng tôi rất giống nhau, có máu có thịt, dám nói dám làm, lịch sử của chúng tôi và của các bạn đã từng có vấn đề va chạm nhau, người Hàn Quốc từ ông tổng thống đến quốc dân đều có thể kháng nghị, Trung Cộng thì chỉ có vài ba người phát ngôn của bộ ngoại giao với sự hiểu biết thiển cận không biết khinh trọng chỉ biết ở đó ý ý á á. Ha ha, đấy là cái sự khác biệt đó. Người Hàn Quốc hận chúng tôi, nhưng chúng tôi kính trọng người đối thủ này, bạn hận hay không hận chúng tôi,chúng tôi cảm nhận không có chuyện gì để nói, bởi vì tính cách của các bạn, phẩm hạnh của các bạn cho thế giới thấy rõ, người Hoa Lục không có tính thẳng thắn, cương trực. Hiện tôi đang suy nghĩ, "Không quên việc trước (lịch sử) sẽ là thầy của việc sau" (tiền sự bất vong hậu sự chi sư), như vậy, cuối cùng, giữa Nhật và Hoa Cộng ai là người đã bỏ quên lịch sử?

 

Chúng tôi tham bái thần xã, sửa lại sách giáo khoa lịch sử, nói rõ là chúng tôi không có quên cái giai đoạn lịch sử đó, còn các bạn? Những người bị hại trong thế chiến thứ hai? Các bạn chỉ vì lo tranh chấp trong đảng phái, mà không nghĩ đến đại nghĩa của dân tộc. Nói gì đến cái chuyện trong 8 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa, sách sử của các bạn viết về giai đoạn lịch sử đó so với chúng tôi sao nó quá mơ hồ không rõ ràng, là bởi vì các bạn tự bóp méo lịch sử, ha ha! (một lần nữa cho thấy rõ là nội tranh nặng hơn ngoại kháng) các bạn chửi chúng tôi là không nhìn thẳng vào vấn đề xâm lược Trung Hoa, làm thương tổn đến cảm tình người dân Hoa Lục, thế còn các bạn thì sao? Qua nhiều lần vận động "cải tổ" chính trị, các bạn đã có nhìn thẳng vào sự bức hại của mình đối với người dân hay chưa? Có nhìn thẳng vào sự hủy hoại của cách mạng văn hóa hay chưa? Các bạn cần phải trực thị với rất nhiều điều sai lầm đó. Đó là do ai (?) đã làm tổn hại cảm tình của người dân Trung Hoa vậy hở? Làm phim Tàn Sát Thành Nam Kinh, trong số các bạn lại có những người vô lương đã thốt lên là tại làm sao không có nhiều màn hiếp dâm trên ống kín.

Các bạn người Hoa lục là cái kiểu như vậy, làm sao kêu người ta chấp nhận được nhỉ, các bạn có thể không có khả năng,n hưng các bạn lại còn không cần đến nhân cách, người Mỹ đánh chúng tôi đến gần chết, chúng tôi không hận họ, chúng tôi bội phục họ, Hàn Quốc bị chúng tôi thống trị qua, bây giờ họ đã thành công lập được kỳ tích kinh tế, họ dám tranh đấu và dám làm, chúng tôi kính phục họ, còn các bạn người Hoa Lục cộng sản thì chẳng có được một cái điểm nào để cho chúng tôi coi trọng cả, hãy cố gắng phản tỉnh đi, các bạn đất rộng và giàu tài nguyên, lịch sử lâu đời, thế mà phải thua dưới tay chúng tôi, các bạn không cảm thấy xấu hổ hay sao?

Một cái thau cát rời rạc sinh ra đầy chật ních đám người toàn chia rẻ, thời đại của các bạn giờ còn có thể sinh ra được những chí sĩ gì nữa hay không? Trung Hoa Dân Quốc còn có Lỗ Tấn, Thái Ngạc, Chu Tự Thanh là những người mà chúng tôi bội phục. Bây giờ các bạn ngoài những tay tham quan, hư hoa học giả, những phần tử tư tưởng khiếp hèn, thì còn có cái gì nữa đâu? Các bạn chẳng đã từng nói muốn vun bồi tài năng người bản địa để họ được làm chủ nhân của những giải thưởng hòa bình Nobel hay sao? Tại vì sao đến bây giờ vẫn chẳng có được vậy?

Vụ máy siêu điện toán dùng chip Loongson của các bạn, tần số chủ mới chỉ có 266Hz (Hertz), thế mà dám lớn lối thổi phồng đòi thương nghiệp hóa, ha ha! người Hoa Lục, chúng tôi kính phục các bạn cái gì chứ?? Người cùng cội rể đồng tông Tân Gia Ba ở thời kỳ SARS cũng đã phải chế tài các bạn một lúc, sự kiện La Cương, đã làm cho người ta không làm sao hiểu nổi, hỡi những người Trung Hoa chia rẻ, người Do Thái tề tâm như thế ấy, các bạn lại phân hóa như thế này, các bạn một tỷ mấy người, một tỷ mấy cái tư tưởng rời rạc, chúng tôi một trăm triệu người Nhật Bản đều cùng nhau suy nghĩ làm sao để đưa quốc gia chúng tôi thoát ra khỏi cảnh khó khăn, tất cả chúng ta đều cùng sống trên quả địa cầu này, rõ thật thú vị lạ lùng!


 

*Sự kiện La Cương: Đài phát thanh tỉnh Hồ Nam,ngày 25/02/2003 lúc 0giờ 16phút do ông La Cương phụ trách chương trình trực thoại truyền thanh,có phát đi lời nhục mạ người Hoa Lục của một thính giả người Nhật tên là Tiểu Nguyên Kính Thái Lang trong 3 phút.Kết quả là ông La Cương và một số đồng sự bị cho nghỉ việc cũng như bị phạt vạ tiền.

 

Địa lý & Nhân Văn & Xã Hội và Chính Trị của Trung Quốc,như thế nào ?

1
) Nếu Tân cương va Tây Tạng độc lập thì Tàu chỉ còn 1 nửa
2) Nếu Hoa Nam tách ra thì Tàu chỉ còn 1/4
3) Nếu Nội Mông va Mãn châu tách ra thì Tàu chỉ còn 1/8 diện tích hiện nay
Tức là Tàu chỉ còn bằng diện tích của 3 nước Đông Dương gộp lại .
Cho nên Tàu sẽ tìm mọi cách, kể cả phải chiến tranh tận diệt với Mỹ để không bị vỡ ra từng mảnh. Vì vỡ ra có nghĩa là mộng bá chủ toàn cầu của Đại Hán sẽ tan ra mây khói .

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Wed Feb 25, 2015 4:40 am

Sinh nhật buồn và Tình người trên đất Mỹ


Hai bài viết: một Việt Nam, một Mỹ (có bản dịch) rất nên đọc để thấy sự khác biệt giữa hai xã hội.
Vĩnh Liêm
-------------
Sinh nhật buồn và Tình người trên đất Mỹ

Saturday, 14 February 2015 15:45

Tôi vừa trở lại Sài Gòn sau 4 tháng ở Dallas. Ngẫm nghĩ, có khi tôi thấy mình giống một quả lắc đong đưa giữa 2 nơi, Mỹ và Việt Nam, mỗi nơi đều cho tôi những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau.

Sáng nay tôi đọc được trên mạng 2 bài viết thú vị, về 2 nơi, 2 quê hương.

“Sinh nhật buồn” là một tản văn của nhà văn Khuất Đẩu, ông hiện sống ở miền Trung. Ông viết về điều mà ai đang sống ở VN đều chứng kiến trong những ngày này: sinh nhật đảng CSVN, với một cái nhìn sâu sắc, hài hước và trầm tĩnh.


“Tình người trên đất Mỹ là một bài báo về câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn do nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn dịch lại.

Xin mời các bạn thưởng lãm.



Nam đan.

Tình người trên đất Mỹ


Ông James Robertson, một người Mỹ da đen nghèo, suốt 10 năm qua đã phải đi bộ mỗi ngày 21 miles (34 km) từ nhà ở Detroit đến sở làm ở Rochester Hills, rồi phải đi bộ 21 miles (34 km) từ sở làm để về nhà, vì chiếc xe Honda 1988 của ông bị hỏng cách đây 10 năm nhưng ông không có tiền sửa chữa.

James Robertson suốt 10 năm qua đã phải đi bộ mỗi ngày 21 miles (34 km) từ nhà ở Detroit đến sở làm ở Rochester Hills, rồi phải đi bộ 21 miles (34 km) từ sở làm để về nhà, nguồn telegraph.co.uk


Cách đây một năm rưỡi, ông Blake Pollock, một người Mỹ da trắng, nhân viên ngân hàng, thấy thảm cảnh ấy, bèn rủ lòng thương, dừng xe lại để chở giùm cho ông James Robertson đến sở. Thế rồi, ông Blake Pollock kể lại câu chuyện ấy cho báo Detroit Free Press. Tờ báo liền đăng câu chuyện ấy lên trang báo Chủ Nhật.


Câu chuyện người đàn ông da đen nghèo hàng ngày phải đi bộ 21 miles (34 km) từ nhà đến sở và đi bộ 21 miles (34 km) từ sở về nhà đã gây cảm động trên khắp nước Mỹ.


Anh Evan Leedy, một sinh viên da trắng ở Đại Học Wayne State, vì lòng thương người, đã tự ý đứng ra thành lập một quỹ cứu trợ gọi là GoFundMe để kiếm $5,000 giúp cho ông James Robertson mua một chiếc xe cũ.


Thật bất ngờ, vì được quá nhiều người hảo tâm đóng góp, quỹ này đã đạt đến số tiền hơn $315,000!!!


Thế rồi, thay vì bán một chiếc xe cho ông James Robertson, tiệm Suburban Ford ở Sterling Heights lại quyết định tặng cho ông một chiếc xe Ford mới toanh theo sở thích của ông. Ông James Robertson nói ông muốn có một chiếc Ford Taurus, vì ông “nhớ lại chiếc xe Taurus trong những năm 80.” Ông nói: “Nó không hề hào nhoáng chút nào cả, nhưng cũng giống như tôi, nó có một trái tim mạnh mẽ ở bên trong.”


Ông James Robertson không thể tưởng tượng nổi chiếc xe Ford Taurus đời bây giờ rất là tân kỳ, đến nỗi khi thấy chiếc Ford Taurus mới toanh trong tiệm Suburban Ford, ông lấy làm kinh ngạc vì nó có chìa khoá điện tử.


Sáng Thứ Sáu vừa qua, khi ông James Robertson bước vào tiệm Suburban Ford để nhận chiếc xe Ford Taurus mới toanh, ông được mọi người vỗ tay chào mừng vang dội. Và khi ông bước vào ngồi trong xe, bấm nút đề, nghe tiếng máy xe bắt đầu vận chuyển, ông suýt bật khóc vì sự xúc động và lòng biết ơn.


Ông David Fischer, Jr., giám đốc tiệm Suburban Ford kể: “Ông James bắt đầu khóc, và tôi nói ‘James, ông đừng khóc, kẻo ông làm tôi khóc theo bây giờ’.”


Sinh viên Evan Leedy, người gây quỹ cho ông, nói: “Thật là ngoài sức tưởng tượng. Tôi suýt bật khóc. Mục đích của tôi là gây quỹ giúp ông James mua một chiếc xe quèn để ông ấy lái đi làm và lái về nhà. Tôi muốn gây quỹ $5,000.Thế mà ngờ đâu quỹ lại tăng nhanh đến trên 300 ngàn dollars!!!


Ông James Robertson phát biểu một cách chân thành và đầy xúc động: “Tôi xin cảm ơn tất cả những ai đã đóng góp để giúp đỡ cho tôi. Đối với tôi, các bạn là những người anh hùng có thật trên đời.”


Thế nhưng, sau 10 mười năm không lái xe, ông James Robertson không thể sử dụng chiếc xe Ford Taurus mới toanh này, dù ông còn cái bằng lái xe hoàn hảo. Một nhân viên của tiệm Suburban Ford sẽ chở ông từ nhà đến sở và dạy cho ông cách sử dụng các kỹ thuật tân kỳ. Sau khi ông đã quen lái chiếc xe mới, ông sẽ tự lái một mình.


Ông nói: “Bất cứ khi nào tôi bước vào chiếc xe này, nó sẽ nhắc tôi nhớ lại những ngày gian khổ ấy cũng như cuộc sống mới của tôi kể từ hôm nay.”


Hoàng Ngọc Tuấn dịch từ “Man who walks 21 miles to work surprised with new car” trên website “myFOXDetroit.com Staff”

-------------------
Sinh nhật buồn


Khuất Đẩu
Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: “Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!



Chợt nhớ ra ngày mai, mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng. Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đã gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi. Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, rủ nhau đi cà-phê tán gẫu. Nhưng Đảng không phải là người, không hình thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ hình”, có muốn nâng ly chúc mừng cũng không biết chúc ai.

Biếm họa PHO - nguồn Danlambao


Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, thì tổ trưởng dân phố, công an khu vực. Xa, thì chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.
Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.



Sức mạnh của Đảng thì khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ... Ơn Đảng còn hơn cả ơn Chúa! Nhưng Đảng cũng là một cái gì chưa trọn, cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong. Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch mãi.


Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.


Trong số hàng triệu đảng viên, có nhiều người cùng tuổi với Đảng. Nghĩa là Đảng mới chào đời đã kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đã 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời). Đảng thì lớn mạnh vẻ vang, còn cụ thì tù đày bầm giập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.


Vậy thì Đảng là cái gì mà mọi nhà đều phải treo cờ? Đến nỗi, hơn 50 năm trước, Trần Dần phải kêu lên: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà/ chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma.


Khi tôi cạo mặt ráy tai xong, ra về, cũng chưa thấy cờ như thời Trần Dần, cũng chẳng thấy ai tới hạch hỏi “người ta đổ xương máu để có được cây cờ, chỉ có mỗi một việc treo lên mà không treo, phản động à?” như hồi 75.


Bật TV, thấy Tổng bí thư đọc lê thê một bài mừng Đảng giữa một hội trường to rộng, trước những đảng viên ưu tú, áo quần sang trọng tinh tươm, nhưng người đọc thì giọng buồn mệt mỏi, người nghe thì mặt cứ trơ ra, chẳng một chút xúc động cứ như những tượng sáp.


Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hoá thân thành một con gì đó hơn cả con sâu. Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng thì tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn. Còn buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu!


KD, 02/2/2015

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Sun Mar 15, 2015 2:36 pm

Vong linh người mẹ ở lại để cứu con?

Vong linh người mẹ ở lại để cứu con ?



 

 

 

Ngoc Nhi Nguyen - Buổi tối thứ 6 tuần qua , bà mẹ trẻ Lynn Jennifer Groesbeck 25 tuổi , lái xe trên đường lộ dọc theo bờ sông Spanish Fork River bang Utah, chở con gái Lily 18 tháng tuổi ngồi băng sau trong chiếc ghế an toàn . Chẳng may cô bị lạc tay lái , đụng vào thành cầu làm chiếc xe bị lộn ngược và đâm xuống sông . Chiếc xe chìm xuống , nước sông lạnh như đá ngập kín chiếc xe , chỉ còn 2 bánh sau ló lên trời , lại bị che khuất sau đám lau sậy nên từ đường lộ không ai nhìn thấy .

Mãi đến sáng hôm sau , 1 người dân địa phương ra sông câu cá mới phát hiện , ông lội lại gần xem nhưng không thể làm gì được nên vội gọi cứu hộ đến .

Khi 4 nhân viên cứu hộ đầu tiên đến hiện trường thì đã sau 12 tiếng kể từ khi chiếc xe bị nạn . Nhìn tình hình xe ngập sâu dưới nước với độ lạnh cắt da , họ đoán là không còn ai sống sót nổi nên định quay đi lên để gọi xe cần cẩu đến câu xe , thì đột nhiên họ nghe tiếng phụ nữ kêu cứu vọng ra từ trong chiếc xe " Cứu tôi với ! "

Cả 4 nhân viên cứu hộ đều nghe rõ ràng , họ sửng sốt nhìn nhau rồi lật đật quay lại , liều ngâm mình dưới nước lạnh để đập kính xe cứu người bên trong . ( Nước lạnh đến nỗi sau đó cả 4 người phải nhập viện chữa trị vì bị hạ thân nhiệt quá thấp ) . Khi họ đập được kính xe thì kỳ diệu thay , tuy bà mẹ Lynn Groesbeck đã chết , nhưng bé gái Lily , bị đeo dính trong ghế an toàn vẫn còn sống , mặc dù bị treo ngược đầu , bị hôn mê bất tỉnh và đã phải chịu cái lạnh gần 0 độ suốt 12 tiếng . Một điều kỳ diệu nữa là mặc dù toàn bộ chiếc xe ngập trong nước , và nước tràn theo khe cửa kính vào bên trong , nhưng chỉ vừa ngập sát đến đầu bé Lily là ngừng lại .


Bé Lily được cứu và sau khi nằm viện vài ngày , đã trở về nhà và nay được dì của bé nuôi nấng . Người dì cho biết bé hoàn toàn khỏe mạnh , không bị di chứng gì cả .

Còn 4 người cứu hộ vẫn thắc mắc không nguôi vì những điều chính mắt họ thấy , chính tai họ nghe nhưng không thể lý giải . Theo lý bình thường thì nước ngập vào 1 chiếc xe lật ngược như vậy không thể chỉ ngập 1/2 rồi ngừng , 1 em bé chưa đầy 2 tuổi không thể bị treo ngược trong cái lạnh cắt da suốt 12 tiếng đồng hồ mà vẫn còn sống , và nhất là họ không thể giải thích tiếng người phụ nữ kêu cứu vọng ra từ trong xe mà cả 4 người đều nghe rõ mồn một !

Phải chăng vong linh người mẹ , thương con nên tuy đã lìa trần vẫn không đi , ở lại để bảo vệ cho đứa con thân yêu , và để kêu cứu cho con mình ? Tình mẫu tử thiêng liêng , có thể nào vượt qua cả ranh giới của sự sống và cái chết ?

Nguồn: http://www.couriermail.com.au/…/story-fnihsmjt-122725773589…

FB Ngoc Nhi Nguyen

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Sun Mar 22, 2015 11:52 am

Vong linh người mẹ ở lại để cứu con?

Vong linh người mẹ ở lại để cứu con ?



 

 

 

Ngoc Nhi Nguyen - Buổi tối thứ 6 tuần qua , bà mẹ trẻ Lynn Jennifer Groesbeck 25 tuổi , lái xe trên đường lộ dọc theo bờ sông Spanish Fork River bang Utah, chở con gái Lily 18 tháng tuổi ngồi băng sau trong chiếc ghế an toàn . Chẳng may cô bị lạc tay lái , đụng vào thành cầu làm chiếc xe bị lộn ngược và đâm xuống sông . Chiếc xe chìm xuống , nước sông lạnh như đá ngập kín chiếc xe , chỉ còn 2 bánh sau ló lên trời , lại bị che khuất sau đám lau sậy nên từ đường lộ không ai nhìn thấy .

Mãi đến sáng hôm sau , 1 người dân địa phương ra sông câu cá mới phát hiện , ông lội lại gần xem nhưng không thể làm gì được nên vội gọi cứu hộ đến .

Khi 4 nhân viên cứu hộ đầu tiên đến hiện trường thì đã sau 12 tiếng kể từ khi chiếc xe bị nạn . Nhìn tình hình xe ngập sâu dưới nước với độ lạnh cắt da , họ đoán là không còn ai sống sót nổi nên định quay đi lên để gọi xe cần cẩu đến câu xe , thì đột nhiên họ nghe tiếng phụ nữ kêu cứu vọng ra từ trong chiếc xe " Cứu tôi với ! "

Cả 4 nhân viên cứu hộ đều nghe rõ ràng , họ sửng sốt nhìn nhau rồi lật đật quay lại , liều ngâm mình dưới nước lạnh để đập kính xe cứu người bên trong . ( Nước lạnh đến nỗi sau đó cả 4 người phải nhập viện chữa trị vì bị hạ thân nhiệt quá thấp ) . Khi họ đập được kính xe thì kỳ diệu thay , tuy bà mẹ Lynn Groesbeck đã chết , nhưng bé gái Lily , bị đeo dính trong ghế an toàn vẫn còn sống , mặc dù bị treo ngược đầu , bị hôn mê bất tỉnh và đã phải chịu cái lạnh gần 0 độ suốt 12 tiếng . Một điều kỳ diệu nữa là mặc dù toàn bộ chiếc xe ngập trong nước , và nước tràn theo khe cửa kính vào bên trong , nhưng chỉ vừa ngập sát đến đầu bé Lily là ngừng lại .


Bé Lily được cứu và sau khi nằm viện vài ngày , đã trở về nhà và nay được dì của bé nuôi nấng . Người dì cho biết bé hoàn toàn khỏe mạnh , không bị di chứng gì cả .

Còn 4 người cứu hộ vẫn thắc mắc không nguôi vì những điều chính mắt họ thấy , chính tai họ nghe nhưng không thể lý giải . Theo lý bình thường thì nước ngập vào 1 chiếc xe lật ngược như vậy không thể chỉ ngập 1/2 rồi ngừng , 1 em bé chưa đầy 2 tuổi không thể bị treo ngược trong cái lạnh cắt da suốt 12 tiếng đồng hồ mà vẫn còn sống , và nhất là họ không thể giải thích tiếng người phụ nữ kêu cứu vọng ra từ trong xe mà cả 4 người đều nghe rõ mồn một !

Phải chăng vong linh người mẹ , thương con nên tuy đã lìa trần vẫn không đi , ở lại để bảo vệ cho đứa con thân yêu , và để kêu cứu cho con mình ? Tình mẫu tử thiêng liêng , có thể nào vượt qua cả ranh giới của sự sống và cái chết ?

Nguồn: http://www.couriermail.com.au/…/story-fnihsmjt-122725773589…

FB Ngoc Nhi Nguyen

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Jun 05, 2015 5:00 pm

Truyện ngắn
Oan Trái

 

 

Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Geneve năm 1954, Đỗ Thị Tình kết hôn với Phan Văn Anh, một Chính Trị Viên tiểu đoàn của bộ đội Việt Minh.
Một tháng sau, chồng đi tập kết ra Bắc để nàng ở lại trong Nam. Tình có nhan sắc mặn mà nên lắm người tán tỉnh. Vài anh thanh niên trong xã , dăm cán bộ Dân Sự Vụ năng lui tới nhà, khiến Tình lo ngại bỏ quê đến đất Gia Ðịnh vào chùa lánh thân giữ mình. Nàng có hạnh nguyện ở chùa hai năm, chồng về sẽ trở lại đời sống bình thường hưởng cảnh hạnh phúc trần tục. Thời gian kéo dài, người chồng năm xưa vẫn biền biệt. Tình không ngờ nàng đã chôn gíấu cuộc đời son trẻ của mình trong chiếc áo nâu sòng lại lê thê vô vọng. Và từ một ni cô “Kệ kinh câu cũ thuộc lòng, hương đèn việc trước, trai phòng quen tay.”(*) Ni cô Thích Tâm Ngọc (tục danh Đỗ ThịTình) đã trở thành Sư trụ trì chùa D.Q. thay Sư Bà Thích Tâm Huệ viên tịch.
Bà Đỗ Thị Thân là chị ruột của Sư Trụ trì Thích Tâm Ngọc gởi con trai là Bùi Hữu Thiệt vào chùa D. Q. tạm trú để theo học đại học tại Sài Gòn. Thiệt chỉ lo ăn học, tính tình chất phát ,vô tư.
Một hôm, Thiệt nhận được một số sách tái bản của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn do một phật tử vô danh gởi tặng. Các tác phẩm nổi tiếng ngày xưa mà Thiệt rất mê đọc như Gánh Hàng Hoa, Ðọan Tuyệt… Thiệt giật mình bởi khoảng mười trang đầu là truyện, còn những trang trong thì in toàn tài liệu tuyên truyền của Việt cộng như “Những Mẫu Chuyện Trong Ðời Hồ Chủ tịch”, “Ba Mươi Năm Ðời Ta Có Ðảng”… Thiệt bắt đầu lo ngại và nghi ngờ những hoạt động của chùa D. Q. , vì vậy, hắn quyết định xin phép bà dì Trụ trì được vào ở khu nội trú sinh viên với lý do dành thì giờ đến thư viện đọc sách tham khảo.
Vừa tốt nghiệp đại học lại trúng đợt Tổng động viên, Bùi HữuThiệt không chần chừ nhập ngũ khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức. Bà Thân , Mẹ của Thiệt bảo chạy giấy tờ hoãn dịch vì “hoàn cảnh con một” nhưng Thiệt từ chối. Hắn khuyên mẹ yên tâm, sau khi mãn khóa hắn sẽ làm đơn xin phục vụ tại đơn vị không tác chiến. Qua giai đoạn 2, Thiệt được chọn vào khóa sĩ quan kỹ thuật không quân.
Sau bốn năm phục vụ tại phi trường Biên Hòa, Trung úy Bùi Hữu Thiệt cưới vợ và yêu cầu mẹ bán nhà vào ở với hắn nơi cư xá không quân. Bà Thân luyến tiếc ngôi nhà, không nỡ dứt bỏ cái thị trấn mà bà đã gắn bó từ thời ấu thơ, dù biết rằng nơi nầy không còn an ninh nữa.
Ðêm 24 tháng 3 năm 1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu khu QN được lệnh rút quân về Chu Lai, nơi đóng quân của BTL Sư đoàn 2 BB. Người người tranh nhau theo chân quân đội rời thị trấn hướng về Chu Lai tìm nơi an toàn. Bà Thân mệt mỏi, cô đơn chẳng màng chạy lánh nạn. Bà chỉ sốt ruột lo lắng cho gia đình con trai ở Biên Hòa có mệnh hệ nào không. Bà hối hận đã không nghe lời con. Tháng trước đây, Thiệt có đánh điện nhắn mẹ vào Biên Hòa gấp vì tình hình bất ổn. Bà Thân cứ chần chừ mãi đến nay thì muộn rồi. Thôi thì phó mặc cho số mạng. Ý nghĩ như thế, nhưng trước tình hình bất lợi cho phía Quốc gia, trong thâm tâm bà Thân lại mừng thầm rằng bà có cơ hội gặp lại ông Dinh chồng bà và đứa con trai út tên Bùi Văn Thà đã tập kết ra ngoài miền Bắc đã gần hai mươi mốt năm. Niềm hy vọng đoàn tụ với chồng con ngày càng gần giúp cho lòng bà yên ổn trở lại.
* * *
Chiếc xe con kiểu Liên xô băng qua cổng vào chùa D. Q., theo sau là chiếc Molotova chở đầy bộ đội cộng sản Bắc Việt, kéo theo một khẩu đại pháo. Tất cả dừng trước sân chùa. Người chỉ huy và hai lính bảo vệ xuống xe vào thẳng khu chánh điện.
A Di Ðà Phật, giọng trầm trầm của một Ni cô vẳng lên từ trên điện thờ. Trong bộ cà sa màu khói hương , Ni cô tiến đến trước mặt ba người bộ đội:
- A di đà Phật, quý khách cần gì ?
Người chỉ huy lên tiếng :
- Tôi cần gặp chủ hộ ngôi chùa nầy.
- A Di Ðà Phật, Ni cô quay mặt đi vào cửa hông chánh điện. Một lát sau, sư Trụ Trì đến trứơc mặt ba người đang giương mắt nhìn những tượng phật mạ vàng trên bàn thờ sáng trưng. Không biết trong đầu họ đang nghĩ gì trước cảnh chùa lộng lẫy đến khi vị Sư Trụ Trì lên tiếng A Di Ðà Phật họ mới giật mình hỏi :
- Bà đứng tên chủ hộ chùa nầy phải không ?
- A Di Ðà Phật, thưa phải .
- Tôi là Thủ trưởng của trung đoàn pháo của Cách mạng, được cơ sở địa phương chỉ dẩn đến đây thông báo cho bà rõ một đơn vị pháo của lực lượng cách mạng sẽ đóng chốt tại vườn chùa
nầy.
Nghe giọng nói của người xứ Quảng pha giọng Bắc , vị sư Trụ trì ngước nhìn gương mặt người chỉ huy, đột nhiên sư cúi xuống thầm thì: “Ôi, Anh …” rồi ngã khuỵ xuống. Ba lính Bắc Việt quay lưng rời khỏi chánh điện. Các ni cô bên sau điện thờ vội chạy ra dìu sư phụ mình vào trong.

Ðặt sư nằm trên chiếc giường tại phòng tĩnh tâm, các đệ tử nhìn nhau lo ngại. Lần đầu tiên họ thấy tâm tư thầy bất an dường như có điều gì đó đang khuấy động đời sống tu hành . Họ nào biết khuôn mặt người chỉ huy Trung đoàn pháo đã đánh thức ký ức của Sư Trù trì nhớ lại kỷ niệm của hai mươi mốt năm về trước. Lòng rạo rực yêu đương của người con gái trong tuổi xuân thì đã bị lừa dối làm con tin trong sách lược cài người của CS Hà Nội chuẩn bị cho cuộc lấn chiếm Miền Nam sau này càng làm nhói buốt tim bà. Khuôn mặt lạnh lùng khắc khổ của người chồng cũ khơi thêm nỗi đau làm rối loạn Bồ Ðề Tâm của bậc tu hành.
Sư trụ trì ngồi dậy, chậm rãi đi về hướng chánh điện gióng hồi chuông đảnh lễ trước điện thờ Phật rồi tọa thiền dưới chân Ðức Thế Tôn tụng tạng kinh Bát Nhã lấy lại sự yên tĩnh tâm hồn.

* * *
Hai mươi mốt năm sống ở miền Bắc, Bùi Mậu Thà được chế độ đào tạo thành một bác sĩ. Đầu năm 1976, Thà về Nam gặp lại mẹ . Người anh cả Bùi Hữu Thiệt sĩ quan miền Nam đang ở trong tù. Bà Đỗ thịThân mừng rỡ khi gặp lại đứa con trai út sau bao năm trời xa cách. Bà đã ngoài sáu mươi tuổi, dành dụm được một số vàng, thương đứa con xa cách lâu năm nên chia cho Thà một nửa. Năm lượng vàng đối với một bác sĩ ở miền Bắc là cả một gia tài. Thế nhưng, vợ chồng hắn nghi ngờ số vàng mẹ chia có thể chỉ một phần mười hay một phần hai mươi.
Ba tháng sau do vợ hối thúc, Thà quay về đòi mẹ phải đưa thêm vàng. Mẹ thực lòng nhưng con không tin, bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thương con, bà đã gom góp chút của cải cuối cùng chia đều cho hai đứa, thế mà hắn vẫn ngờ vực tấm lòng rộng rãi của mẹ. Bà giận lắm, bèn bảo :
- Năm cây vàng đó là ân huệ của tao cho, mầy chẳng có quyền gì đòi hỏi. Số còn lại là phần của thằng Thiệt, anh ruột mầy đang ở trong trại tù cải tạo, và một ít của tao dành để dưỡng già.
Thà nói :
- Bà quên rằng tên lính ngụy đó đã đi ngược lại truyền thống cách mạng của gia đình ta, mượn bom Mỹ giết chết người cha suốt đời tận tụy với Ðảng để lại những đứa con côi cút ở Hà Tỉnh.
Nhắc đến người chồng phụ bạc, bà Thân không nén được cơn đau. Lão Dinh ra Bắc chưa đầy ba năm là lấy người vợ khác, riêng bà vẫn chung thủy chờ chồng. Sau ngày Ba Mươi tháng Tư 1975 bà Thân mới biết được tin chính xác ông Dinh đã tử thương dưới chân súng phòng không đặt tại cầu Hàm Rồng trong trận máy bay Mỹ ném bôm.
Mối hận tình âm ĩ làm khô héo tim bà. Giờ đây chính miệng thằng con trai út giở giọng chửi anh ruột mình là ngụy lại còn bênh vực người cha đốn mạt , cơn giận ập đến như thác vỡ bờ, bà hét lên :
- Cả lũ bay là đồ bất nghĩa, vô ơn. Cút ! cút ra khỏi nhà tao ngay !
Thà đứng lên, từng bước một đến sát bà mẹ, miệng gầm gừ :
- Không cần bà đuổi, tôi đi ngay bây giờ, nhưng hãy đưa hết vàng đây.Vừa nói hắn vừa chụp lấy cổ mẹ hăm dọa. Bà Thân cảm thấy bị xúc phạm, đưa cao hai tay dùng hết lực cấu vào mặt hắn. Cơn giận sôi lên, Thà siết mạnh tay hơn. Hơi thở bà Thân khò khè, chân tay giựt lên từng hồi rồi cả người bà rũ xuống. Thà hoảng hốt buông tay. Hắn vội vàng vào buồng ngủ lục tìm được gói vàng giấu bên dưới đầu giường rồi lên xe đò ra Bắc, trốn biệt từ ngày đó.
Sau cơn ngất vì nghẹt thở, bà Thân dần dần hồi tỉnh. Khi nhớ ra hành động của thằng con đòi thêm vàng, bà vội vàng vào xem lại số vàng đã cất giấu thì hỡi ôi , thằng con khốn nạn đã lấy đi hết số vàng bà đã dành dụm, gồm 5 cây vàng cho thằng con lớn và 5 cây bà để dành dưỡng già. Bà Thân ngã vật trên giường rồi ngất đi, đến ngày hôm sau bà trút hơi thở cuối cùng.
Ba năm sau ra tù, Bùi Hữu Thiệt ôm mộ mẹ khóc suốt một ngày. Chàng vì mẹ đã trễ chuyến bay cuối cùng ra hạm đội. Mẹ vì chàng quyết giữ năm cây vàng để chàng có phương tiện vượt biên đoàn tụ với vợ con đang ở nước ngoài. Thiệt giận em thì ít, nhưng căm thù cộng sản đã tạo cho con người sống trong chế độ mang tính ác thú.
* * *
Người chỉ huy của Trung đoàn pháo Bắc Việt có toán quân đóng chốt tại chùa D. Q. trong những ngày đầu của 30 tháng Tư, bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện . Ông vừa ký lệnh trưng dụng ngôi chùa D. Q. làm Trung tâm thương nghiệp và ra lệnh trục xuất tất cả những ai cư trú bất hợp pháp trong chùa.

Sư Trụ trì Tâm Ngọc buông tờ công lệnh có chữ ký của chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Bà không tưởng tượng được lại có ngày oan trái đến với bà. Ngôi chùa đã che chở bà những năm tháng còn trẻ trung để tránh cạm bẫy trần tục, giữ trinh tiết chờ chồng. Ngôi chùa đã che giấu cán bộ hoạt động nội thành mỗi khi cơ sở bị phá vỡ. Bà, các sư muội cùng thiện nam tín nữ đã góp công góp của xây dựng, tu sửa ngôi chùa để bây giờ “Cách mạng” gom vào tài sản nhà nước và tước đoạt quyền hành đạo của nhân dân.
Nỗi đau của bà là đã hi sinh cả một thời xuân sắc cho chồng, ngược lại chồng đã quên hẵn bà, xem bà như không còn hiện hữu trên cõi đời nầy !
Ðúng giờ Ngọ ngày Rằm tháng Tư Âm lịch (1978) Ni Sư Thích Tâm Ngọc đã châm lửa tự thiêu giữa sân chùa D. Q. để phản đối chính quyền cộng sản biến ngôi chùa thành trung tâm thương nghiệp. Công an thành phố đã cướp xác sư Trụ trì kín đáo mang đi. Trên cổng chùa, cửa chánh điện được dán đầy những bản sao lệnh trưng dụng ngôi chùa có chữ ký của Chủ tịch huyện Phan Văn Anh.
Ngày hôm sau, Nhật báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng mẩu tin ngắn :
“Một phụ nữ quê quán miền Trung tên Ðỗ Thị Tình mắc bệnh tâm thần, có lẽ vì trắc trở tình duyên nên đã tự thiêu tại sân chùa D. Q. Thi thể đã được chính quyền địa phương an táng.
* * *
Chủ tịch huyện Phan Văn Anh đọc lướt qua bản tin trên rồi bình thản đặt tờ báo lên bàn. Cùng lúc, ban văn thư mang vào văn phòng một phong bì lớn, ghi tên người nhận : Phan Văn Anh . Khui bao thư khác thường nầy ông lấy ra một chiếc khăn trắng đã ố màu có thêu hai đóa hoa hồng đan chéo với nhau, một lọn tóc đen dài và một lá thư. Ông tái mặt, vội vàng lùa những món “tang tóc” ấy vào ngăn kéo rồi thẫn thờ đọc lá thư :
Thưa ông Phan Văn Anh,
Tôi viết thư nầy với tư cách của một người phụ nữ mang tên Ðỗ Thị Tình.
Trước tiên, tôi gởi lại chiếc khăn tay mà ông đã tặng cho tôi trong ngày cưới, đó là món quà duy nhất của cô dâu nhận được khi về làm vợ ông. Thứ hai là lọn tóc của tôi đã cất giữ suốt hai mươi năm từ lúc vào chùa quy y. Tôi đã lặng người và khóc hết nước mắt khi mái tóc dài óng mượt của tôi được mẹ bảo dưỡng từ lúc còn bé thơ bị cắt đi. Người con gái mới hai mươi ba tuổi đời đã chịu xuống tóc vào chùa là một quyết định hi sinh vô bờ bến cũng chỉ vì muốn giữ lâý lòng trung trinh tiết nghĩa đối với chồng. Thế mà ông đã nhẫn tâm quên hẳn người vợ ở lại trong Nam. Ngày tôi gặp lại ông sau hơn hai mươi năm xa cách là lúc ông đưa đơn vị pháo đến giẵm nát cảnh chùa mà tôi đã tu tịnh trong suốt thời gian qua. Hành động tiếp theo cuả ông là ký lệnh biến chùa làm nơi buôn bán của nhà nước.
Thần tượng “Cách mạng” trong tôi hoàn toàn sụp đổ . Tài sản đồng bào miền Nam đã bị đảng các ông cướp đọat một cách trắng trợn và chà đạp lên cả quyền sống con người.
Khi ông nhận được thư nầy, tôi với tư cách là Sư Trụ trì chùa D. Q. đã tự thiêu để phản đối chính sách cướp chùa phá đạo của Cộng sản Việt Nam. Tôi vì Ðạo pháp mà thắp sáng ngọn lửa Từ bi Vô úy trong tinh thần Ðại ngã Tinh tấn của Phật Giáo để soi đường cho chúng sanh và hi vọng soi sáng cả lương tri ông .
A Di Ðà Phật.
Ni Sư Thích Tâm Ngọc, trụ trì chùa D.Q.


Ðặt bức thư trên bàn, Phan Văn Anh đưa mắt nhìn khu cây kiểng trước phòng làm việc. Gương mặt ông tối sầm. Kéo chiếc hộc bàn ông nhìn lại lọn tóc đen tuyền nằm khoanh tròn trong bao nylon. Chợt khuôn mặt của người vợ trẻ ngày xưa như thoáng hiện chập chờn bên lọn tóc, ông trầm ngâm, nghĩ ngợi. Một hồi lâu, ông cầm điện thoại gọi phòng công an bảo vệ chính trị hỏi cái xác thiêu ở chùa D. Q. chôn ở nơi nào.
Một tuần lễ sau, đích thân ông lén lút đặt trên ngôi mộ người vợ cũ một bia có khắc hàng chữ : “Nơi an nghỉ của Ðỗ Thị Tình, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1931 tại Q. N. Chết ngày 15 tháng 4 năm 1978 tại Gia Ðịnh, thọ 47 tuổi”.
Ông âm thầm thực hiện công việc nầy có lẽ để lương tâm ông đỡ cắn rứt. Nhưng ông không ngờ cử chỉ đó lại càng xúc phạm đến linh hồn người tu sĩ đã dày công tu luyện. Bởi vì trên bia ông đã cố ý giấu nhẹm Pháp danh “Sư Nữ Trụ Trì Chùa D.Q. Thích Tâm Ngọc.”
* * *
Trước khi thực hiện một chuyến vượt biển, Bùi Hữu Thiệt tìm đến mộ bà dì ruột Ðỗ Thị Tình thắp hương từ biệt. Nhìn tấm bia mộ không tên người phụng lập, lòng Thiệt quặn thắt. Thiệt chấp tay khấn nguyện : “ Dì đã hiến thân cho Ðạo Pháp mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ngọn lửa Bi Trí Dũng của Phật pháp bùng lên từ thân xác Dì đã thắp sáng lương tri loài người và soi đường cho chế độ này ra khỏi vòng mê lụy.
Thưa Dì, ngày mai nầy con sẽ ra đi, không may gặp hiễm nguy, thân con có thể chìm tan trong biển cả mênh mông nhưng hồn con sẽ nhập cùng với hàng vạn linh hồn của những người bỏ nước ra đi bị tử nạn làm nên những con sóng thần đánh động lương tâm thế giới. Linh hồn Dì linh thiêng xin phò hộ cho con trong chuyến đi này được bình yên đến được bến bờ Tự do . Con hứa với Dì , nơi vùng đất mới , con sẽ ươm mầm hạt giống Tự do để chờ ngày mang về trồng lại trên mảnh đất quê hương Việt Nam mà hiện nay đang tràn ngập cảnh khổ đau đầy máu và nước mắt !”



Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Mon Jun 29, 2015 5:13 am

MỘT MẢNH ĐỜI Đôi vợ chồng người Huế

 

Phạm Lan (batkhuat.net/van)

Trung úy BĐQ Dương Đăng Thức….

Tôi biết anh ta…từ một vùng quê “ kinh tế mới”.

Tôi nhìn thấy anh ta lẫn lộn trong những người đi cải tù về , trong đó có chồng tôi. Hôm đó tôi thấy những người họ ôm mền , chiếu để ngủ tại trụ sở ấp qua đêm…vì chuẩn bị cho ngày mai bầu cử , họ đã mãn hạn tù nhưng còn trong giai đoạn quản thúc vì chưa có quyền công dân !

Anh ta , đậm người , tính nết cần mẫn .Anh biết làm nề , mộc , rẫy ..v..v…kể cả gánh nước thuê..Anh làm đủ mọi nghề để kiếm sống nuôi gia đình bằng chính đôi tay lao động của mình . Khác hẳn thuở xưa, một thời đi học , ra trường ,cuộc chiến tàn khóc khiến bao thanh niên chưa tạo lập được sự nghiệp gì cho tương lai đã phải nhập ngũ , năm 68 anh vác balô lên đường thì đầu hạ 75 anh rã ngũ , và như bao nhiêu người khác , anh cũng trải qua những năm tháng trong trại cải tù khổ sai.

Vợ anh ta , một cô gái Huế , có cặp mắt đen , to , cũng một thời là cô nữ sinh Đổng Khánh , của đất “thần kinh thương nhớ”, cô sống trong một gia đình phong lưu nho nhã.

Định mệnh đã đưa cuộc đời họ gặp và đến với nhau trên chiến hạm di tản 503 từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.

Họ đồng cuộc . Họ đồng thời . Họ yêu nhau và cùng chung sống bên nhau sau khi quê hương ngưng tiếng súng.

Long Giao là nơi dừng chân cho đôi người họ, sau khi anh ta mãn hạn tù.

Rồi những đứa con ra đời , hai bé gái có đôi cặp mắt to đen xinh như mẹ , thông minh và học giỏi như cha .Thằng bé út vừa tròn bốn tuổi thì anh bị chứng nhồi máu cơ tim và qua đời.

Tôi đã chứng kiến anh ra đi trong cơn đau vật vã bi thương . Anh đã ra đi trong giai đoạn khó khăn , đói kém nhất đang thời bao cấp . Anh ra đi trong lúc chồng tôi cũng đang bị sốt rét hoành hành.Thời điểm này dịch sốt rét đã lên đến đỉnh son nơi vùng đất đỏ Long Khánh.

Anh ta còn sống ,mẹ con chị theo anh về cư ngụ nơi đây .Anh ta không còn nữa , chị vợ lo chôn cất chồng và hẹn chồng hết ngày mãn tang sẽ đưa anh về nơi cố quận ,lúc đó chắc hương hồn anh sẽ viên mãn hơn, và chắc chắn rằng anh sẽ quẳng hết gánh ưu phiền trần thế để tìm về chiếc nôi hồn nhiên của thời thơ ấu, chốn quê xưa.Và chị đã dắt các con trở về quê ngoại.
Ba tháng sau đó , tôi được tin chị bị tai nạn và qua đời tại Huế !


Xin giã từ một đôi vợ chồng tài hoa nhưng mệnh bạc . Xin chia sẻ với vong linh chị khi lời hẹn chưa trọn với chồng . Và xin một lời nguyện cầu cho những đứa bé , con của anh chị …những đứa bé có cặp mắt thiên thần tinh khôi được gặp may mắn trên con đường mà mẹ cha chúng đang bước đi dang dở.Thêm một lần xin nữa…ước mong ơn trên gạt bớt niềm đau và đổ xuống muôn ngàn ơn lành cho những thân phận bé bỏng, hậu duệ của anh chị…..những thân phận trót sinh lầm thế kỷ.

Tôi , cũng ba đứa con như anh chị ấy , nhờ ơn trên chúng vẫn may mắn còn đủ cha mẹ , dù khó khăn chúng vẫn được cha mẹ chèo chống dẩn dắt lớn khôn và trưởng thành có được ngày hôm nay.


Tôi , hôm nay về Long Giao ghé thăm chốn xưa mà lòng đầy trĩu nặng những kỷ niệm thuở hàn vi cơ cực…của những phận người nổi trôi trong chiến cuộc.. Lứa thời như chúng tôi , như những con chim non vừa mới ra giàng đã gặp cuồng phong , bão táp và đau thương nên di chứng trầy xước và nhức nhối ê ẩm vẫn cứ vật vờ , đeo bám

Tôi , hôm nay đứng bên mộ anh, nỗi đau như thắt nghẽn mạch máu của một người đồng cảnh , đồng thời …Thấm thoát đã hai mươi mốt mùa đông trôi qua ,chị ấy đã vội vã đi theo anh nên chưa tròn lời hứa với chồng mình .Mộ anh vẫn còn đó ,cái bia khắc tên bằng ciment đã bạc thếch trên nấm đất sè sè … đầy cỏ dại mọc lên rồi tàn lụi theo tháng mùa mưa nắng không người chăm sóc.

Xin thắp một nén nhang cho anh , cầu mong sao sớm có người mang anh về bên chị . Tôi viết bài này vào ngày hai mươi mốt , còn ba ngày nữa vàolễ Giang Sinh năm 2009 để nhớ mùa đông năm 1988 anh qua đời nơi vùng kinh tế mới LONG GIAO.

PhamLan

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Jul 24, 2015 12:06 pm

[size=48]Đôi giầy và cốc nước mía!!![/size]

 

Chiều làm về, trời nóng, anh tạt vào quán ngay gần công ty làm cốc café, chờ lát cho vãn người rồi về cho đỡ đông. Nhìn người ta chen chúc nhau mồ hôi nhễ nhại cũng ngán, lè lưỡi lắc đầu. Thế nên là thôi, nghỉ, làm hớp đã, đang khát! 

 

- Chú ơi đánh giầy không chú?  
- ưmmm… Anh vừa cúi ngậm uống hút vừa lắc đầu.  
- Rẻ mà chú, con chỉ xin cái bánh mỳ ăn cho đỡ đói thôi…  
- Giầy chú sắp cho vào bảo tàng đến nơi rồi, thử hỏi người khác xem nhé!  


Anh cười nhìn nó, nó xị mặt nhìn anh, buông thõng 2 vai có vẻ mệt mỏi rồi thất thểu đi ra mé cửa ngồi. 

Mụ chủ quán ngồi ngay đó cất giọng chua ngoa: - Đi chỗ khác kiếm ăn đi 2 cái thằng kia! Chúng mày ngồi đó án ngữ thì ai dám vào hàng nhà tao nữa. Hãm vừa chứ!!!  

Đúng là cái miệng xinh không đồng nghĩa với những lời nói đẹp. Nó hắt hủi thân phận của đồng loại. Anh với tay lấy chùm chìa khoá trên bàn gọi thanh toán, mình cũng đếch thèm ngồi ở cái quán này lần nào nữa luôn. Hãm!!! Lao xe theo hướng 2 đứa nhỏ đi để tìm mà mãi không thấy. Quái! vừa thấy ở đây xong ngoắt cái đã không thấy đâu, bọn này nó bay đi chắc?? Anh tự hỏi.  
- Chú ơi…  
Anh giật mình, quay lại thấy thằng bé con đang ngồi sát ngay sau vách tường lúc nãy chìa tay ra.  
- Sao lại ngồi đây? Anh cháu đâu?  
- Anh đi kiếm đồ ăn rồi, chú ơi …đói…!!!  


Tội nghiệp, thằng bé còm nhom, chắc chỉ tầm 3- 4 tuổi, bằng đứa cháu con ông anh trai anh là cùng. Đáng lẽ ra bây giờ nó phải đang được chăm sóc ăn uống đầy đủ, được đi mẫu giáo, có bố và có mẹ bên cạnh như bao đứa trẻ khác. Thế mà… Anh lần túi quần ra được hơn 30k đưa cho nó: - Này cháu, cầm bảo anh đi mua đồ ăn cho nhé! 

- KHÔNGGG!!!  

Chưa kịp đưa đến tay thằng bé thì thằng anh từ đâu chạy lại giật tay thằng em vào. - Con cám ơn chú nhưng anh em con không dám nhận đâu ạ. Bọn con đâu phải ăn xin. Chú có lòng tốt thì để con đánh giầy cho chú. Giọng nó có vẻ dứt khoát.  
- Thế mày định để cho em nó đói chết à thằng kia???  
Nó cúi gằm mặt xuống không nói gì. Thằng em thì cứ cầm lấy tay anh giật giật. Anh bước gần đến ấn tiền vào tay thì nó lại hẩy ra xong quay ra ôm lấy thằng bé. - Thôi được rồi, haiz, thế qua quán nước mía kia ngồi chú trả công đánh giầy và mời 2 thằng nước mía. Được chưa???  
Nó lí nhí: - Vâng, thế thì được ạ.  
Vừa đặt cốc nước mía xuống bàn 2 đứa nó hút 1 mạch hết sạch, còn toàn đá. Anh quay qua chị bán nước giơ 2 ngón tay ý ra hiệu thêm 2 cốc nữa, chị hiểu ý ngay, gật lia lịa.  
Đợi 2 cốc nước nữa đến, anh bắt chuyện. - Uống từ từ thôi không lạnh cổ, về đau họng đấy. Ngon ko?  
- Dạ. Ngon ạ! Thằng bé con mút chùn chụt rồi quay sang anh. - Nước mía ngon quá anh hai, thế mà hôm trước anh bảo đắng lắm!!!  
Nó cười hề hề rồi xoa đầu em. Thấy cốc thằng em đã gần hết, nó lấy cốc của mình đổ sang cho em.  
- ơ, anh hai không uống à?  
- Không, anh không thích uống nước mía. Em uống nốt đi.  
Nó nhìn xuống chân anh. - Giầy chú bẩn quá rồi, con đánh giầy cho chú nha.  
- Ok! hy vọng nó còn đánh được. Không cần sạch quá đâu.  
Anh vừa tụt đôi giầy vừa xỏ đôi dép tổ ong nó đưa. Mặt nó đen nhẻm, nhưng nhìn kỹ khá sáng sủa. - Cháu bao tuổi? - Tám chú ạ. - Tám? - Dạ - Quá nhỏ!  
Nó cười trừ - Con lớn rồi mà.  
- Mà sao cháu cứ xưng con với chú thế? Chú đâu quen cháu nhỉ.  
- Mẹ con bảo ra đường gặp người lớn phải xưng con hết, phải lễ phép với người lớn tuổi, mình không có gì thì cũng không để người ta coi thường được. Xưng con để thấy con người gần gũi nhau hơn chú ạ.  
Anh tay chống cằm thở dài. Mình còn cố chấp hơn 1 đứa con nít. - Thế mẹ cháu... à con đâu? nhà ở đâu?  
- Mẹ con mất rồi ạ, gần 2 năm nay rồi. Nhà con ở đằng kia, nhưng bị phá rồi chú ơi. Người ta giải tỏa rồi, giờ tụi con ngủ ở sau chợ.  
- Thế bố? bố đâu?  
- Con không có bố. Lúc sinh ra đến giờ con chỉ biết có mẹ thôi. Con ko được đến trường, mẹ dạy con viết, dạy con làm toán, cái gì mẹ cũng dạy con hết.


     
Nó vừa nói, 1 tay luồn vào trong giầy, 1 tay quệt xi thoăn thoắt, mặt trùng xuống. Anh cũng thôi, chẳng hỏi thêm nữa, quá khứ của mẹ nó chắc nó cũng chẳng biết đâu mà hỏi làm gì, nhưng trong đầu anh thì hiện lên cả đống giả thiết: nào là mẹ nó bị gã nào lừa xong không chịu cưới, bị nhà chồng hắt hủi hay cũng có thể người nhà ruồng bỏ… Nhưng có điều, anh chắc chắn đó là một bà mẹ tốt. Cứ nhìn cách thằng bé ăn nói và đối xử với người khác thì biết, hẳn nó phải bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Anh bế thằng bé con lên cho ngồi lên đùi, nó cười, nụ cười như chưa từng được một lần như thế. Nó còn bé quá, còn chưa biết gì đang ở phía trước đợi chờ nó.  
- Con định tích góp tiền để bữa nào nó lớn cho nó đến trường chú ạ, con không muốn nó giống như con. Nhưng mà sao giờ người ta khó quá, trước 1 ngày con đánh được hai chục đôi mà giờ chỉ được năm, sáu… Hôm mưa thì có khi chẳng đôi nào. Không có cái cho nó ăn nên nó còm nhom chú ạ.  
- Haizzz…Mà sao nhìn 2 đứa chả giống nhau nhỉ??  
- Dạ, con nhặt được nó ở góc chợ, nó khóc to lắm, con không biết ai để nó ở đấy nữa.  
- Sao không đem nó trả lại, con có nuôi nổi nó đâu.  
- Biết người ta ở đâu mà trả hở chú? Người ta đâu có thương nó, bỏ nó giữa chợ thế kia còn gì. Ít ra con còn có chỗ ngủ, kiếm được cái ăn cho nó. Nó chẳng có gì.  
- Xong rồi chú. Có mấy chỗ con chà mãi không sạch.  
- Ừ, nó nát rồi thì sạch sao được, thế này là tốt lắm rồi, chú cảm ơn. Hết bao nhiêu chú gửi tiền nào?  
- dạ, 7 ngàn chú. Nhưng thôi ạ, chú cho anh em con uống nước mía coi như hoà rồi ạ.  
- Hoà là hoà thế nào, nước mía là chú mời bọn mày. Đây, ví chú còn có ngần này, cầm lấy đưa e đi ăn cơm đi. Tối rồi.  
- Sao nhiều thế chú, con không dám cầm đâu. Mẹ con mắng đấy!  
- Sao con bảo mẹ con mất rồi??? Không được nói dối nha, xấu lắm đấy.  
- Con không nói dối, mẹ con vẫn ở đây mà.  


Nói rồi nó thò tay vào túi áo lôi ra cái ảnh be bé đen trắng có hình người phụ nữ tóc dài, đôi mắt buồn nhìn rất hiền. Lần đầu tiên anh thấy những tia nắng vàng cuối ngày nó nặng trĩu trên khoé mắt đến thế… Anh xoa đầu nó: - Cầm lấy, coi như chú đặt trước cả tháng, mai lại đánh giầy cho chú nhé.  
Nó lưỡng lự một hồi, cuối cùng cũng chịu cầm rồi lí nhí: - Thế mai con sẽ đánh giầy cho chú nữa. Con cám ơn chú!  
- Ừ…  


Thằng anh cầm tay thằng em lũng cũng đi theo. 

- Bữa nào kiếm được tiền mình đi uống nước mía nữa nha anh hai, ngon lắm!!!  

Anh nghe mà chẳng nhấc chân được lên. Giá mà ngay lúc này chú có thể làm được điều gì đó tốt hơn cho 2 đứa. Cảm ơn con, hôm nay là ngày may mắn của chú, con đã chỉ lại cho chú một con đường mà chú dường như đang mất dần niềm tin vào cái xã hội này. Chú vẫn tin là có điều kỳ diệu trên thế giới này, và con là một ví dụ. Cố gắng lên nhé! Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi…  

Theo  benh.vn (st)  

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Thu Aug 27, 2015 4:45 am

VIẾT CHO CÁC CON

BÁC SĨ NGUYỄN SƠ ĐÔNG
Về ngày 30/4/1975



[size=32]B[/size]a lớn lên thời chinh chiến. Ba học tiểu học ở trường Đỗ Hữu Phương (sau đổi là Hùng Vương), trung học ở Chasseloup Laubat/Jean Jacques Rousseau. Đại học Khoa học, đường Cộng Hòa. Đại học Y khoa, 28 Trần quý Cáp, Sài Gòn.

Tạm quên đi khía cạnh chính trị, xã hội.... Ba đi học được là nhờ những người cầm súng giữ an ninh cho Sài Gòn, nơi Ba đi học. Đối với những người nầy, Ba mang ân tình và nợ máu, vì họ đã đổ máu cho Ba yên ổn mà đi học. Họ là những chiến sĩ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, sau đổi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH)

Biến cố 4/75 Ba không đủ can đảm, không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ.

Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo, về quê hương mình phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ, những đồng hương, chiến hữu bất hạnh, chăm sóc mộ phần người thân... hay cưu mang những ai kém may mắn, chật vật, khốn khổ còn ở Việt Nam.

Nhưng, đối với Ba, những người "gọi là" trí thức, đỗ đạt bằng tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, cử nhân, cao học.... Nghĩa là những người được yên ổn để đi học như Ba, ở miền Nam (VNCH), trong lúc những chiến sĩ QLVNCH đổ máu để bảo vệ họ, nay lại về Việt Nam để ăn chơi, du hí, chén chú, chén tôi, anh anh em em với Việt Cộng, đã làm một việc nhơ nhuốc như ở truồng đi giữa phố.... Nghĩa là còn xấu xa hơn những gái ăn sương.

Phận em vốn dĩ gái long đong,
Nhưng chỉ thoát y chốn cấm phòng,
Không như trí thức (khoa bảng) Cộng Hòa cũ
Nhơ nhuốc cởi truồng giữa chợ đông.


Ba lập lại cho rõ, các con đừng hiểu lầm:
Ba RẤT TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI VỀ VIỆT NAM VỚI MỘT MỤC ĐÍCH VỊ THA, VÌ NHIỆM VỤ LÀM CON, LÀM NGƯỜI, LÀM CHIẾN HỮU. Ba chỉ lên án những kẻ về VN... để gọi là "hưởng thụ"


Y-sĩ Đại úy Nguyễn Sơ Đông Sư Đoàn 25 Bộ Binh/QL-VNCH
Y-Khoa Sài Gòn 1965 Số quân 59/152-241

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Thu Aug 27, 2015 4:58 am

Oan Trái  Truyện ngắn

 

 

 

Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Geneve năm 1954, Đỗ Thị Tình kết hôn với Phan Văn Anh, một Chính Trị Viên tiểu đoàn của bộ đội Việt Minh.
Một tháng sau, chồng đi tập kết ra Bắc để nàng ở lại trong Nam. Tình có nhan sắc mặn mà nên lắm người tán tỉnh. Vài anh thanh niên trong xã , dăm cán bộ Dân Sự Vụ năng lui tới nhà, khiến Tình lo ngại bỏ quê đến đất Gia Ðịnh vào chùa lánh thân giữ mình. Nàng có hạnh nguyện ở chùa hai năm, chồng về sẽ trở lại đời sống bình thường hưởng cảnh hạnh phúc trần tục. Thời gian kéo dài, người chồng năm xưa vẫn biền biệt. Tình không ngờ nàng đã chôn gíấu cuộc đời son trẻ của mình trong chiếc áo nâu sòng lại lê thê vô vọng. Và từ một ni cô “Kệ kinh câu cũ thuộc lòng, hương đèn việc trước, trai phòng quen tay.”(*) Ni cô Thích Tâm Ngọc (tục danh Đỗ ThịTình) đã trở thành Sư trụ trì chùa D.Q. thay Sư Bà Thích Tâm Huệ viên tịch.
Bà Đỗ Thị Thân là chị ruột của Sư Trụ trì Thích Tâm Ngọc gởi con trai là Bùi Hữu Thiệt vào chùa D. Q. tạm trú để theo học đại học tại Sài Gòn. Thiệt chỉ lo ăn học, tính tình chất phát ,vô tư.
Một hôm, Thiệt nhận được một số sách tái bản của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn do một phật tử vô danh gởi tặng. Các tác phẩm nổi tiếng ngày xưa mà Thiệt rất mê đọc như Gánh Hàng Hoa, Ðọan Tuyệt… Thiệt giật mình bởi khoảng mười trang đầu là truyện, còn những trang trong thì in toàn tài liệu tuyên truyền của Việt cộng như “Những Mẫu Chuyện Trong Ðời Hồ Chủ tịch”, “Ba Mươi Năm Ðời Ta Có Ðảng”… Thiệt bắt đầu lo ngại và nghi ngờ những hoạt động của chùa D. Q. , vì vậy, hắn quyết định xin phép bà dì Trụ trì được vào ở khu nội trú sinh viên với lý do dành thì giờ đến thư viện đọc sách tham khảo.
Vừa tốt nghiệp đại học lại trúng đợt Tổng động viên, Bùi HữuThiệt không chần chừ nhập ngũ khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức. Bà Thân , Mẹ của Thiệt bảo chạy giấy tờ hoãn dịch vì “hoàn cảnh con một” nhưng Thiệt từ chối. Hắn khuyên mẹ yên tâm, sau khi mãn khóa hắn sẽ làm đơn xin phục vụ tại đơn vị không tác chiến. Qua giai đoạn 2, Thiệt được chọn vào khóa sĩ quan kỹ thuật không quân.
Sau bốn năm phục vụ tại phi trường Biên Hòa, Trung úy Bùi Hữu Thiệt cưới vợ và yêu cầu mẹ bán nhà vào ở với hắn nơi cư xá không quân. Bà Thân luyến tiếc ngôi nhà, không nỡ dứt bỏ cái thị trấn mà bà đã gắn bó từ thời ấu thơ, dù biết rằng nơi nầy không còn an ninh nữa.
Ðêm 24 tháng 3 năm 1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu khu QN được lệnh rút quân về Chu Lai, nơi đóng quân của BTL Sư đoàn 2 BB. Người người tranh nhau theo chân quân đội rời thị trấn hướng về Chu Lai tìm nơi an toàn. Bà Thân mệt mỏi, cô đơn chẳng màng chạy lánh nạn. Bà chỉ sốt ruột lo lắng cho gia đình con trai ở Biên Hòa có mệnh hệ nào không. Bà hối hận đã không nghe lời con. Tháng trước đây, Thiệt có đánh điện nhắn mẹ vào Biên Hòa gấp vì tình hình bất ổn. Bà Thân cứ chần chừ mãi đến nay thì muộn rồi. Thôi thì phó mặc cho số mạng. Ý nghĩ như thế, nhưng trước tình hình bất lợi cho phía Quốc gia, trong thâm tâm bà Thân lại mừng thầm rằng bà có cơ hội gặp lại ông Dinh chồng bà và đứa con trai út tên Bùi Văn Thà đã tập kết ra ngoài miền Bắc đã gần hai mươi mốt năm. Niềm hy vọng đoàn tụ với chồng con ngày càng gần giúp cho lòng bà yên ổn trở lại.
* * *
Chiếc xe con kiểu Liên xô băng qua cổng vào chùa D. Q., theo sau là chiếc Molotova chở đầy bộ đội cộng sản Bắc Việt, kéo theo một khẩu đại pháo. Tất cả dừng trước sân chùa. Người chỉ huy và hai lính bảo vệ xuống xe vào thẳng khu chánh điện.
A Di Ðà Phật, giọng trầm trầm của một Ni cô vẳng lên từ trên điện thờ. Trong bộ cà sa màu khói hương , Ni cô tiến đến trước mặt ba người bộ đội:
- A di đà Phật, quý khách cần gì ?
Người chỉ huy lên tiếng :
- Tôi cần gặp chủ hộ ngôi chùa nầy.
- A Di Ðà Phật, Ni cô quay mặt đi vào cửa hông chánh điện. Một lát sau, sư Trụ Trì đến trứơc mặt ba người đang giương mắt nhìn những tượng phật mạ vàng trên bàn thờ sáng trưng. Không biết trong đầu họ đang nghĩ gì trước cảnh chùa lộng lẫy đến khi vị Sư Trụ Trì lên tiếng A Di Ðà Phật họ mới giật mình hỏi :
- Bà đứng tên chủ hộ chùa nầy phải không ?
- A Di Ðà Phật, thưa phải .
- Tôi là Thủ trưởng của trung đoàn pháo của Cách mạng, được cơ sở địa phương chỉ dẩn đến đây thông báo cho bà rõ một đơn vị pháo của lực lượng cách mạng sẽ đóng chốt tại vườn chùa
nầy.
Nghe giọng nói của người xứ Quảng pha giọng Bắc , vị sư Trụ trì ngước nhìn gương mặt người chỉ huy, đột nhiên sư cúi xuống thầm thì: “Ôi, Anh …” rồi ngã khuỵ xuống. Ba lính Bắc Việt quay lưng rời khỏi chánh điện. Các ni cô bên sau điện thờ vội chạy ra dìu sư phụ mình vào trong.

Ðặt sư nằm trên chiếc giường tại phòng tĩnh tâm, các đệ tử nhìn nhau lo ngại. Lần đầu tiên họ thấy tâm tư thầy bất an dường như có điều gì đó đang khuấy động đời sống tu hành . Họ nào biết khuôn mặt người chỉ huy Trung đoàn pháo đã đánh thức ký ức của Sư Trù trì nhớ lại kỷ niệm của hai mươi mốt năm về trước. Lòng rạo rực yêu đương của người con gái trong tuổi xuân thì đã bị lừa dối làm con tin trong sách lược cài người của CS Hà Nội chuẩn bị cho cuộc lấn chiếm Miền Nam sau này càng làm nhói buốt tim bà. Khuôn mặt lạnh lùng khắc khổ của người chồng cũ khơi thêm nỗi đau làm rối loạn Bồ Ðề Tâm của bậc tu hành.
Sư trụ trì ngồi dậy, chậm rãi đi về hướng chánh điện gióng hồi chuông đảnh lễ trước điện thờ Phật rồi tọa thiền dưới chân Ðức Thế Tôn tụng tạng kinh Bát Nhã lấy lại sự yên tĩnh tâm hồn.

* * *
Hai mươi mốt năm sống ở miền Bắc, Bùi Mậu Thà được chế độ đào tạo thành một bác sĩ. Đầu năm 1976, Thà về Nam gặp lại mẹ . Người anh cả Bùi Hữu Thiệt sĩ quan miền Nam đang ở trong tù. Bà Đỗ thịThân mừng rỡ khi gặp lại đứa con trai út sau bao năm trời xa cách. Bà đã ngoài sáu mươi tuổi, dành dụm được một số vàng, thương đứa con xa cách lâu năm nên chia cho Thà một nửa. Năm lượng vàng đối với một bác sĩ ở miền Bắc là cả một gia tài. Thế nhưng, vợ chồng hắn nghi ngờ số vàng mẹ chia có thể chỉ một phần mười hay một phần hai mươi.
Ba tháng sau do vợ hối thúc, Thà quay về đòi mẹ phải đưa thêm vàng. Mẹ thực lòng nhưng con không tin, bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thương con, bà đã gom góp chút của cải cuối cùng chia đều cho hai đứa, thế mà hắn vẫn ngờ vực tấm lòng rộng rãi của mẹ. Bà giận lắm, bèn bảo :
- Năm cây vàng đó là ân huệ của tao cho, mầy chẳng có quyền gì đòi hỏi. Số còn lại là phần của thằng Thiệt, anh ruột mầy đang ở trong trại tù cải tạo, và một ít của tao dành để dưỡng già.
Thà nói :
- Bà quên rằng tên lính ngụy đó đã đi ngược lại truyền thống cách mạng của gia đình ta, mượn bom Mỹ giết chết người cha suốt đời tận tụy với Ðảng để lại những đứa con côi cút ở Hà Tỉnh.
Nhắc đến người chồng phụ bạc, bà Thân không nén được cơn đau. Lão Dinh ra Bắc chưa đầy ba năm là lấy người vợ khác, riêng bà vẫn chung thủy chờ chồng. Sau ngày Ba Mươi tháng Tư 1975 bà Thân mới biết được tin chính xác ông Dinh đã tử thương dưới chân súng phòng không đặt tại cầu Hàm Rồng trong trận máy bay Mỹ ném bôm.
Mối hận tình âm ĩ làm khô héo tim bà. Giờ đây chính miệng thằng con trai út giở giọng chửi anh ruột mình là ngụy lại còn bênh vực người cha đốn mạt , cơn giận ập đến như thác vỡ bờ, bà hét lên :
- Cả lũ bay là đồ bất nghĩa, vô ơn. Cút ! cút ra khỏi nhà tao ngay !
Thà đứng lên, từng bước một đến sát bà mẹ, miệng gầm gừ :
- Không cần bà đuổi, tôi đi ngay bây giờ, nhưng hãy đưa hết vàng đây.Vừa nói hắn vừa chụp lấy cổ mẹ hăm dọa. Bà Thân cảm thấy bị xúc phạm, đưa cao hai tay dùng hết lực cấu vào mặt hắn. Cơn giận sôi lên, Thà siết mạnh tay hơn. Hơi thở bà Thân khò khè, chân tay giựt lên từng hồi rồi cả người bà rũ xuống. Thà hoảng hốt buông tay. Hắn vội vàng vào buồng ngủ lục tìm được gói vàng giấu bên dưới đầu giường rồi lên xe đò ra Bắc, trốn biệt từ ngày đó.
Sau cơn ngất vì nghẹt thở, bà Thân dần dần hồi tỉnh. Khi nhớ ra hành động của thằng con đòi thêm vàng, bà vội vàng vào xem lại số vàng đã cất giấu thì hỡi ôi , thằng con khốn nạn đã lấy đi hết số vàng bà đã dành dụm, gồm 5 cây vàng cho thằng con lớn và 5 cây bà để dành dưỡng già. Bà Thân ngã vật trên giường rồi ngất đi, đến ngày hôm sau bà trút hơi thở cuối cùng.
Ba năm sau ra tù, Bùi Hữu Thiệt ôm mộ mẹ khóc suốt một ngày. Chàng vì mẹ đã trễ chuyến bay cuối cùng ra hạm đội. Mẹ vì chàng quyết giữ năm cây vàng để chàng có phương tiện vượt biên đoàn tụ với vợ con đang ở nước ngoài. Thiệt giận em thì ít, nhưng căm thù cộng sản đã tạo cho con người sống trong chế độ mang tính ác thú.
* * *
Người chỉ huy của Trung đoàn pháo Bắc Việt có toán quân đóng chốt tại chùa D. Q. trong những ngày đầu của 30 tháng Tư, bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện . Ông vừa ký lệnh trưng dụng ngôi chùa D. Q. làm Trung tâm thương nghiệp và ra lệnh trục xuất tất cả những ai cư trú bất hợp pháp trong chùa.

Sư Trụ trì Tâm Ngọc buông tờ công lệnh có chữ ký của chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Bà không tưởng tượng được lại có ngày oan trái đến với bà. Ngôi chùa đã che chở bà những năm tháng còn trẻ trung để tránh cạm bẫy trần tục, giữ trinh tiết chờ chồng. Ngôi chùa đã che giấu cán bộ hoạt động nội thành mỗi khi cơ sở bị phá vỡ. Bà, các sư muội cùng thiện nam tín nữ đã góp công góp của xây dựng, tu sửa ngôi chùa để bây giờ “Cách mạng” gom vào tài sản nhà nước và tước đoạt quyền hành đạo của nhân dân.
Nỗi đau của bà là đã hi sinh cả một thời xuân sắc cho chồng, ngược lại chồng đã quên hẵn bà, xem bà như không còn hiện hữu trên cõi đời nầy !
Ðúng giờ Ngọ ngày Rằm tháng Tư Âm lịch (1978) Ni Sư Thích Tâm Ngọc đã châm lửa tự thiêu giữa sân chùa D. Q. để phản đối chính quyền cộng sản biến ngôi chùa thành trung tâm thương nghiệp. Công an thành phố đã cướp xác sư Trụ trì kín đáo mang đi. Trên cổng chùa, cửa chánh điện được dán đầy những bản sao lệnh trưng dụng ngôi chùa có chữ ký của Chủ tịch huyện Phan Văn Anh.
Ngày hôm sau, Nhật báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng mẩu tin ngắn :
“Một phụ nữ quê quán miền Trung tên Ðỗ Thị Tình mắc bệnh tâm thần, có lẽ vì trắc trở tình duyên nên đã tự thiêu tại sân chùa D. Q. Thi thể đã được chính quyền địa phương an táng.
* * *
Chủ tịch huyện Phan Văn Anh đọc lướt qua bản tin trên rồi bình thản đặt tờ báo lên bàn. Cùng lúc, ban văn thư mang vào văn phòng một phong bì lớn, ghi tên người nhận : Phan Văn Anh . Khui bao thư khác thường nầy ông lấy ra một chiếc khăn trắng đã ố màu có thêu hai đóa hoa hồng đan chéo với nhau, một lọn tóc đen dài và một lá thư. Ông tái mặt, vội vàng lùa những món “tang tóc” ấy vào ngăn kéo rồi thẫn thờ đọc lá thư :
Thưa ông Phan Văn Anh,
Tôi viết thư nầy với tư cách của một người phụ nữ mang tên Ðỗ Thị Tình.
Trước tiên, tôi gởi lại chiếc khăn tay mà ông đã tặng cho tôi trong ngày cưới, đó là món quà duy nhất của cô dâu nhận được khi về làm vợ ông. Thứ hai là lọn tóc của tôi đã cất giữ suốt hai mươi năm từ lúc vào chùa quy y. Tôi đã lặng người và khóc hết nước mắt khi mái tóc dài óng mượt của tôi được mẹ bảo dưỡng từ lúc còn bé thơ bị cắt đi. Người con gái mới hai mươi ba tuổi đời đã chịu xuống tóc vào chùa là một quyết định hi sinh vô bờ bến cũng chỉ vì muốn giữ lâý lòng trung trinh tiết nghĩa đối với chồng. Thế mà ông đã nhẫn tâm quên hẳn người vợ ở lại trong Nam. Ngày tôi gặp lại ông sau hơn hai mươi năm xa cách là lúc ông đưa đơn vị pháo đến giẵm nát cảnh chùa mà tôi đã tu tịnh trong suốt thời gian qua. Hành động tiếp theo cuả ông là ký lệnh biến chùa làm nơi buôn bán của nhà nước.
Thần tượng “Cách mạng” trong tôi hoàn toàn sụp đổ . Tài sản đồng bào miền Nam đã bị đảng các ông cướp đọat một cách trắng trợn và chà đạp lên cả quyền sống con người.
Khi ông nhận được thư nầy, tôi với tư cách là Sư Trụ trì chùa D. Q. đã tự thiêu để phản đối chính sách cướp chùa phá đạo của Cộng sản Việt Nam. Tôi vì Ðạo pháp mà thắp sáng ngọn lửa Từ bi Vô úy trong tinh thần Ðại ngã Tinh tấn của Phật Giáo để soi đường cho chúng sanh và hi vọng soi sáng cả lương tri ông .
A Di Ðà Phật.
Ni Sư Thích Tâm Ngọc, trụ trì chùa D.Q.


Ðặt bức thư trên bàn, Phan Văn Anh đưa mắt nhìn khu cây kiểng trước phòng làm việc. Gương mặt ông tối sầm. Kéo chiếc hộc bàn ông nhìn lại lọn tóc đen tuyền nằm khoanh tròn trong bao nylon. Chợt khuôn mặt của người vợ trẻ ngày xưa như thoáng hiện chập chờn bên lọn tóc, ông trầm ngâm, nghĩ ngợi. Một hồi lâu, ông cầm điện thoại gọi phòng công an bảo vệ chính trị hỏi cái xác thiêu ở chùa D. Q. chôn ở nơi nào.
Một tuần lễ sau, đích thân ông lén lút đặt trên ngôi mộ người vợ cũ một bia có khắc hàng chữ : “Nơi an nghỉ của Ðỗ Thị Tình, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1931 tại Q. N. Chết ngày 15 tháng 4 năm 1978 tại Gia Ðịnh, thọ 47 tuổi”.
Ông âm thầm thực hiện công việc nầy có lẽ để lương tâm ông đỡ cắn rứt. Nhưng ông không ngờ cử chỉ đó lại càng xúc phạm đến linh hồn người tu sĩ đã dày công tu luyện. Bởi vì trên bia ông đã cố ý giấu nhẹm Pháp danh “Sư Nữ Trụ Trì Chùa D.Q. Thích Tâm Ngọc.”
* * *
Trước khi thực hiện một chuyến vượt biển, Bùi Hữu Thiệt tìm đến mộ bà dì ruột Ðỗ Thị Tình thắp hương từ biệt. Nhìn tấm bia mộ không tên người phụng lập, lòng Thiệt quặn thắt. Thiệt chấp tay khấn nguyện : “ Dì đã hiến thân cho Ðạo Pháp mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ngọn lửa Bi Trí Dũng của Phật pháp bùng lên từ thân xác Dì đã thắp sáng lương tri loài người và soi đường cho chế độ này ra khỏi vòng mê lụy.
Thưa Dì, ngày mai nầy con sẽ ra đi, không may gặp hiễm nguy, thân con có thể chìm tan trong biển cả mênh mông nhưng hồn con sẽ nhập cùng với hàng vạn linh hồn của những người bỏ nước ra đi bị tử nạn làm nên những con sóng thần đánh động lương tâm thế giới. Linh hồn Dì linh thiêng xin phò hộ cho con trong chuyến đi này được bình yên đến được bến bờ Tự do . Con hứa với Dì , nơi vùng đất mới , con sẽ ươm mầm hạt giống Tự do để chờ ngày mang về trồng lại trên mảnh đất quê hương Việt Nam mà hiện nay đang tràn ngập cảnh khổ đau đầy máu và nước mắt !”



Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Oct 09, 2015 4:36 am

[size=40]VNCS Chuy[/size][size=40]ệ[/size][size=40]n có thâ[/size][size=40]̣[/size][size=40]t   N[/size][size=40]Ợ[/size][size=40] C[/size][size=40]Ứ[/size][size=40]T[/size]


Chuyện này có thật ở miền Bắc.

Nhận được từ một email, xin gửi đến những người bạn thích tiếu lâm


Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người).
Mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo.
Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người.

Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu.

Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước.

Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi.

Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết.

Vậy nên, phải tìm cách, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết.

Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết.
Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống?

Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ.

Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm.
Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi.
Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng.
Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng.

Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước.
Họ không cho má tôi phân bua gì hết.
Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.

Bà nói :
"Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không? Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít.
Tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi.
Còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu. Nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông?

Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông?"

Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế.

Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là
....Nợ Cứt !

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Wed Dec 30, 2015 12:03 pm

[size=32]H[/size][size=32]ạ[/size][size=32]t b[/size][size=32]ụ[/size][size=32]i nào trong m[/size][size=32]ắ[/size][size=32]t[/size]

 

Hạt bụi nào trong mắt.

Trần Quang Thiệu

Chiều thứ hai, đi làm về, Bill nhận được lá thư của gia đình từ Việt Nam. Vừa bóc thư, Bill vừa lầm bầm:

– Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây.

Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill:

Bân con,

Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ () có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên, con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp, nhưng biết đời mình không thể đạt thành.

Như con biết, 17 tuổi bố bỏ học, ra chiến khu, theo kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ của bố là những ngày nằm gai, nếm mật, tưởng là đóng góp được chút gì cho quê hương, nhưng, rồi một chiều, chợt thấy mình bơ vơ, lạc lõng trong đám người không còn lý tưởng quốc gia. Bố trốn về thành, mang nỗi buồn ‘sinh lầm thế kỷ’, dở thầy, dở thợ, vất vả với đời sống, rồi, cuối cùng, trở thành anh công chức quèn, lấy vợ, nuôi con, và mong cho con nối được giấc mộng không thành của đời mình.

Khi con bước chân vào đại học, bố đã vui mừng, tưởng rằng con sẽ thành người như bố ước mơ. Tiếc thay vận nước điêu linh, con cũng như bao nhiêu thanh niên đều phải thi hành nghĩa vụ, và rồi trôi nổi tới phương trời xa! Bố mẹ ngày ngày chờ con về, và ngày con trở về thăm nhà lần đâu tiên, bố đã để rơi giọt nước mắt mừng vui trên đôi má nhăn nheo. Nhưng rồi, bố nghe con nói về nếp sống mới, và bố ngỡ ngàng. Không, bố không còn kỳ vọng có con làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu như bố từng mơ ước trước đây, nhưng có gì như hụt hẫng mỗi lần cha con chuyện trò.

Ngày xưa, có lần bố đạp xe đi làm, bị một chiếc xe chở đầy lính Mỹ vượt qua mặt, những người lính cười nói ồn ào, vứt xuống lòng đường thanh kẹo cao su như bố thí, bố đã tức tủi nghẹn ngào. Ngày con về, nói cười hả hê với những danh từ xa lạ, bày ngổn ngang những món quà đắt giá cũng làm bố ngỡ ngàng. Nhưng bố chỉ thật sự chua xót khi giơ tay vuốt tóc đứa con trai của con. Tên nó là gì nhỉ, Tim hay Tím gì đó. Nó lắc đầu tránh bàn tay của bố và lầu bầu cái gì đó mà bố không hiểu. Bố biết là có lẽ từ đây giòng họ Nguyễn Hữu sẽ không còn trên thế gian!

Con à, có lẽ bố già quá rồi nên không còn thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Bố nhìn con, nhìn cháu và lòng bố xót xa. Con bây giờ là Bill chứ không phải là Bân. Tóc con cột đuôi gà, chứ không còn hớt cao như xưa. Thế nhưng tóc của vợ con lại ngắn ngủn, nửa nâu, nửa vàng, ôm sát khuôn mặt kiêu kỳ. Thằng Tim ‘Hey man’ chứ không “Thưa bố’ như con thủa nào. Cuối đời mà bố vẫn bơ vơ. Bố nói thế, con hiểu không, Bân?

Tuy nhiên bố cũng cám ơn các con rất nhiều. Tiền các con gửi về giúp bố mẹ hàng tháng đủ cho bố mẹ sống thoải mái lúc tuổi già. Căn nhà nhỏ gần rạch Thị-Nghè khang trang hơn cũng là nhờ các con. Chiều chiều, đứng nhìn dòng nước, bố thấy lòng mình cũng dịu dàng như con nước trôi.
Bây giờ đã gần ngày Noël. Bên phương trời đó, có lẽ các con đang bận rộn mua sắm, hội hè. Bố bây giờ ít ra khỏi nhà. Ngay cả những ngày Tết, bố cũng chỉ thắp hương khấn ông bà, xin các người tha thứ và, dù sao đi nữa, cũng xin phù hộ cho các con ở phương xa.


Bố chỉ cầu mong sao cho gia đình con luôn luôn đưọc hạnh phúc, thuận vợ, thuận chồng. Và nếu bố được khuyên con đôi lời thì bố mong rằng con hãy nghĩ tới cội nguồn. Dù sao đi nữa, con vẫn là người Việt da vàng, cố giữ lấy phần nào nếp sống của tổ tiên.

Lần tới, có về thăm nhà, con cố đưa bố ra ngoài Bắc. Bố muốn về thăm lại núi Ba Vì và quê Bất Bạt một lần trước khi nhắm mắt xuôi tay. “Bên này đất nước nhớ thương nhau.” Chúng mình cùng quê với Quang Dũng đó con.

Chúc các con những ngày vui.

Bố của con,

Nguyễn Hữu Cầu.

Gấp lá thư đút vào túi Bill thở dài:

– Ông già càng ngày càng lẩn thẩn. Không biết là sống thêm được bao năm nữa.

Bỗng nhiên, Bill chợt bùi ngùi, nghĩ thầm:

– Ngày xưa ông chỉ mong mình đậu Cử Nhân văn chương, đi dạy học, sống đời thanh bạch; thế nhưng, lưu lạc sang xứ này, mình lại kiếm ra khối tiền, nhưng chỉ có mỗi cái bằng Master … Card nên ông ấy vẫn buồn. Thôi, sang năm mình về một mình, không mang theo vợ con, nhất là cái thằng Tim cà chớn, rồi đưa ông ra Bắc thăm quê hương như ông ấy muốn!

Bill ngồi xuống bàn, cầm bút, định viết vài hàng trả lời bố, nhưng một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu, Bill vỗ bàn:

– Tại sao mình không mời ông già sang chơi với mình ít lâu. Biết đâu chừng những gì ông già thấy tận mắt sẽ giúp ông hiểu thêm về đời sống ở Mỹ, sẽ thông cảm và thương yêu con cháu hơn.

o0o

Cụ Cầu leo lên chiếc xe Van, thắc mắc:

– Sao anh lại phải đi cái ‘xe tải’ như thế này? Không đủ tiền mua xe nhỏ hả con?

Bill mỉm cười:

– Ở đây ai có ‘xe tải’ là khá đó bố, còn xe nhỏ thì ai mà chả có! Cả nhà đều muốn ra phi trường đón bố nên con phải lái chiếc xe lớn này.

– Thế hả? Bố cứ tưởng…

Cụ Cầu nhướng mắt nhìn ra ngoài. Sao chẳng có ai đi bộ nhỉ? Mà toàn xe hơi không à, lâu lâu mới có chiếc xe gắn máy, mà sao xe gắn máy lại chạy nhanh hơn cả xe hơi? Ăn mặc thì cứ như thằng điên, đầu còn đội cả nón sắt!

Xa lộ 101 kẹt cứng, chầm chậm, nhưng rồi Bill cũng về đến nhà ở San Jose. Bill thở phào đỡ bố ra khỏi xe:

Nhà mình đây. Bố nghỉ cho đỡ mệt, rồi sẽ tính sau.

Cụ Cầu ngơ ngắc nhìn căn nhà to lớn trên sườn đồi. Thế này thì ở sao cho hết. Nhà chúng nó có bốn người. Con thì một đứa đi học xa, chỉ còn một đứa ở nhà. Cụ nhìn con:

Này anh Bân, thế cái nhà này bao nhiêu tiền?

Bân thở ra:

– Vài trăm ngàn bố ạ.

– Vài trăm ngàn? Thế tiền đâu mà lắm thế.

– Tiền nhà băng cho muợn. Ở đây ai cũng nợ cả, bố ạ. Mình trả góp hàng tháng mà!

– Thế anh làm bao nhiêu tiền một tháng cho đủ để trả tiền lời?

– Vài ngàn thôi. Nhưng con dặn bố thế này nhé. Bố hỏi con làm bao nhiêu một tháng thì được, chứ đừng hỏi người quen. Ở đây, họ kỵ những câu hỏi như vậy, không như ở VN mình.

– Thế à. Lạ nhỉ…

Phải mất đến cả tháng, cụ Cầu mới quen dần, mới không còn lúng túng với vòi nước nóng lạnh trong phòng tắm, mới biết làm thế nào để hệ thống báo động không kêu ầm ĩ khi mở cửa ra vào, mới hết giật mình vì tiếng điện thọai reo, và mới dám nhấc máy nghe xem có phải Bân gọi từ sở về. Những náo nức ban đầu khi Bân đưa cụ đi thăm Little Sài Gòn, thử thời vận ở Las Vegas, đã nhạt nhòa. Cụ bắt đầu cảm thấy hiu quạnh. Hàng ngày, hai vợ chồng Bân đi làm, và Tim đi học, chỉ còn mình cụ quanh quẩn trong nhà, xem mấy cuốn băng nhạc cũ, hoặc thơ thẩn ngoài sân nhìn hoa cỏ. Hàng xóm chẳng quen ai. Lâu lâu, có ông Ấn Độ già đi ngang nhà nhe hàm răng móm mém cười, nhưng hai người ngôn ngữ bất đồng, chẳng nói với nhau được một câu.

Buổi chiều, Tim đi học về là nó trốn biệt trong phòng, có hỏi nó câu nào thì cũng như không. Thằng bé ú ớ khoa chân, múa tay, hoặc chỉ toét miệng ra cười!

Bân thương bố nên dắt cụ đi bộ ra đường lớn, chỉ cách cho cụ đi xe buýt tới khu chợ VN để cụ đi dạo, và nhặt báo chợ về đọc cho đỡ buồn. Bân ghi số điện thoại nhà, điện thoại sở, đưa cho cụ và dặn dò:

– Bố cứ leo lên xe buýt, xuống phố chơi cho vui. Có lạc thì gọi điện thoại cho con, hoặc cứ ngồi trên xe buýt, cuối cùng xe cũng về đến chỗ cũ! Đừng sợ bố ạ.

Thấy Bân dặn dò mình như con nít, cụ Cầu vừa buồn cười, vừa tức:

– Có sợ cái ‘đếch’. Núi rừng Bắc-Việt tôi còn biết đường đi. Phố xá ở đây rộng rãi, đường trải nhựa, đi dễ như bỡn. Anh cứ để mặc tôi!

Cụ Cầu nói thế, nhưng rồi hai lần Bân phải lái xe tới đón cụ về. Lần thứ nhất, cụ nhởn nhơ đi bộ từ nhà ra đường lớn, rồi lang thang sao đó đi luôn lên xa lộ 680! Cụ bị cảnh sát giao thông chặn lại, và mặc người cảnh sát nói gì cụ cứ lắc đầu, đưa cái ID card ra như thể là bị hỏi giấy tờ ở VN. Họ đành ‘bắt’ cụ về station, tìm thông dịch viên Việt Nam, lúc đó cụ mới đưa số điện thoại ra để cho họ gọi Bân đến đón cụ về.

Lần thứ hai, cụ ngồi trên xe buýt, nhưng quên chỗ xuống xe. Xe chạy tuốt lên đến tận Menlo Park, rồi ngừng lại, không chạy nữa vì cuối đường, và tài xế hết phiên! Cụ xuống xe, tìm điện thoại công cộng gọi cho Bân, nhưng không hiểu operator muốn nói gì nên đành chịu đứng đó, cứ thấy người da vàng nào là lên tiếng gọi “Ông ơi cho hỏi thăm” hoặc “Bà ơi cho hỏi thăm”. Mấy tiếng đồng hồ sau mới có một cô bé Việt Nam đi qua, giải thích cho cụ là cụ đã sang area code 650 rồi, chứ không còn ở vùng 408 nữa nên opeartor nhắc cụ bỏ thêm tiền mới gọi được. Cô gái giúp cụ gọi Bân và, về đến nhà, cụ cứ tấm tắc:

– Không biết con cái nhà ai mà tử tế thế. Lại không nhận cả tiền gọi điện thoại mình đưa trả.

Bân hỏi:

– Thế bố có hỏi tên và số điện thoại của cô ấy không để con gọi cám ơn.

Cụ Cầu cười:

– Sợ vãi đái nên chẳng nhớ gì!

Sau hai tai nạn đó, cụ Cầu hết muốn đi ‘giang hồ’ một mình. Bân sợ bố buồn nên xin nghỉ phép, đưa bố lên Seatle thăm người bạn già nhiều năm không gặp. Bác Bảo nằm liệt giường trong nhà già, bật khóc nức nở khi thấy bạn vào thăm. Cụ Cầu cũng rớt nước mắt nắm tay bạn:

– Cũng đến hơn chục năm rồi mới gặp lại bác. Nghe tin bác bị bệnh mà không ngờ đến nông nỗi này.

Bác Bảo cố cầm nước mắt:

– Khổ lắm bác ạ. Chỉ muốn chết cho nhẹ nợ.

– Giời bắt sao thì đành chịu vậy thôi. Thế các anh các chị ấy có vào thăm thường không?

– Có bác ạ. Cuối tuần nào chúng nó cũng thay nhau vào thăm. Ngày thường đứa nào cũng bận đi làm, đi học, chẳng có ai ra vô, chỉ có mấy bà y tá Mỹ đen lâu lâu vào lật mình như lật con nít ấy.

Bân và Phú, người con trai bác Bảo, bỏ ra ngoài để cho hai người bạn già nói chuyện tâm tình. Phú thở dài:

– Thế nào cụ cũng cho mình là bất hiếu. Nhưng không làm được gì hơn anh ạ. Tôi đã nghĩ đến chuyện đưa ba tôi về VN, nhờ một người họ hàng xa chăm sóc để cụ có người chuyện trò hàng ngày, thế nhưng vẫn không đành lòng vì xa xôi quá, chúng tôi làm sao mà thăm viếng thường xuyên. Đằng nào cũng khổ. Ông cụ nhà anh còn khoẻ quá, thân hình thẳng băng, và bước chân còn vững trãi.

Bân gật đầu:

Vâng. Bố tôi còn khoẻ, nhưng tuổi cũng đã cao. Chỉ là vấn đề thời gian. Trước sau gì rồi chúng ta cũng sẽ có cùng một vấn đề.

Cụ Cầu mắt đỏ hoe, câm nín trên đường về. Lâu lâu, cụ thở dài. Xe chạy qua một rừng thông cụ nói với con giọng buồn buồn:

Cảnh ở đây đẹp quá. Cứ như Đà Lạt ở Việt Nam mình. Thế nhưng cô đơn trong nhà già thì thật là đáng sợ. Cảnh đẹp mà làm gì, và cuộc đời đến lúc này còn có gì để tiếc thương.

Bân cũng không biết nói gì hơn, nghĩ thầm, không biết mai sau chuyện gì sẽ xảy ra cho bố mình và cho cả chính mình!

o0o

Cụ Cầu nhất định đòi về VN ngay, chứ không ở hết sáu tháng như dự trù. Cụ bảo vợ chồng Bân:

– Bố nóng ruột quá. Vẫn biết mẹ các con rất khỏe mạnh, nhưng đi lâu, bố chẳng yên tâm. Các con lấy chỗ máy bay cho bố về. Bố cũng đã thấy nước Mỹ. Ngày xưa, có bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được đến chơi đất nước này. Bà nội con suốt đời không ra khỏi cổng làng. Bố như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.

Bân nài nỉ mãi, nhưng cụ Cầu không thay đổi ý muốn, nên anh ta đành lòng đưa bố ra phi trường. Nhìn bố vẫy tay giã từ, Bân muốn khóc vì chẳng biết bao giờ mới gặp lại. Bân hứa với bố là sẽ về thăm nhà thường hơn, nhưng không biết là có giữ được lời vì cuộc sống quay cuồng trên đất nước người. Thằng Tim sống gần ông nội ba tháng nên cũng đã quen thân, chứ không còn xa lạ như lúc ban đầu. Khi cụ Cầu vuốt tóc nó giã từ, nó không còn né tránh, trái lại Tim vòng tay ôm cụ như nó thường hun bố mẹ mỗi lần đi đâu về.

– Good bye, Grand-Pa.

Tim đưa tay vẫy ông nội và, khi bóng cụ Cầu đã khuất sau cánh cửa phi trường, Tim hỏi Bân:

– Are we going to see Grand-Pa again?

Bân vuốt tóc con:

– Yes, son. We’ll see him again. Grand-Ma too.

Một tuần sau khi cụ Cầu ra về, Bân lại nhận được thư bố. Từ ngày cụ Cầu ra về, Bân cứ ngơ ngẩn buồn. Những ngày qua cha con gần gũi, Bân cảm thấy mình hiểu và yêu quí cha hơn. Hình như ông cụ đã đổi tính ít nhiều, không còn khó khăn như xưa, và có cái gì mơ hồ trong tình cảm của cụ mà Bân chưa nhìn ra.

Bân chậm trãi bóc lá thư. Bao giờ cũng vẫn vậy, thư trên giấy mỏng, nét chữ nắn nót như thể người viết để cả tâm hồn vào những dòng chữ.

Các con của bố,

Bố đã về tới Sài Gòn, nhưng hơi mệt vì đường xa nên hôm nay mới viết cho các con. Mẹ con đón bố ở phi trường, không ôm hôn như Mỹ, không cả cầm tay, nhưng nước mắt lưng tròng, đầy ắp ân tình. Bố mới đi có ba tháng, mà thấy như là đã xa mẹ con một đoạn đời.

Mẹ con cám ơn những món quà các con gửi. Vải vóc và bánh trái mẹ con đem biếu hàng xóm láng giềng, chỉ giữ lại mấy lọ dầu gió và hộp sâm, phòng khi trái gió, trở trời. Hàng xóm ở VN mình dù sao cũng thân thiết chứ không như người xa lạ ở chỗ các con.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Sống gần các con có vài tháng ở bên đó, nhưng bố đã hiểu các con nhiều hơn. Ngày xưa, có lẽ bố đã quá khe khắt với các con mà không biết là mình đã lỗi thời, ôm mãi những giá trị cổ điển của những ngày tháng cũ. Danh vọng làm khổ con người. Bố làm khổ bố, và cả con nữa, Bân, vì những ước mơ hão huyền cho giòng họ Nguyễn Hữu. Nghĩ lại, bố mới thấy những võng lọng vua ban cho tổ tiên cất dấu trong nhà từ đường ở quê nhà Sơn Tây không phải là những gì đáng hãnh diện trong khi đa số họ hàng nghèo đói, quanh quẩn trong mảnh đất khô cằn.

Các con tha phương, và cũng chẳng có danh vọng gì, nhưng dù sao, các con cũng có đời sống vật chất đầy đủ, và yên vui. Lẽ dĩ nhiên các con cũng có những băn khoăn, lo lắng về đời sống, nhưng đó không phải là những dằn vặt làm héo hon con người. Bố mừng cho các con, và cám ơn các con đã lo lắng cho bố mẹ vào lúc tuổi già.

Thấy tình cảnh bác Bảo, bố cũng cảm thương, nhưng thôi, cứ cho đó là số phận. Bố mẹ chọn nơi này để sống hết cuộc đời thay vì sang ở với các con như các con đã yêu cầu. Đất nước này dù sao cũng là quê nhà, có anh có em, có hàng xóm láng giềng, và dù cho có chân yếu, tay mềm thì cũng vẫn còn có người cho mình nương tựa lẫn nhau. Các con cứ yên tâm, đừng lo nghĩ cho bố mẹ lúc này.

À, còn điều này nữa. Thằng Tim không phải là đứa trẻ hư hỏng như bố nghĩ trước đây. Qua bên đó, bố mới biết là nó được nuôi dạy và lớn lên trong môi trường tự do nên hành động và cư xử phóng khoáng thế thôi, chứ thực ra, nó vẫn đầy tình cảm gia đình. Bố nghĩ lại những gì được dạy bảo như vòng tay thưa gửi, cúi đầu dạ thưa, chưa chắc đã là đường lối tốt. Bố không chắc, nhưng biết đâu lối giáo dục đó đã chẳng đưa đẩy con người vào vòng quỵ luỵ, dễ trở thành tay sai cho ngoại bang!
Bân con, bố chưa bao giờ khen con, cũng như ông nội không bao giờ khen bố, nhưng con cần biết là con không làm gì cho bố phải thất vọng hay buồn tủi đâu. Bố nói thế chắc là con cũng đã hiểu lòng bố lúc này.


Lúc nào rảnh, vợ chồng con về chơi với bố mẹ. Nhớ mang cả thằng Tim về, nghe con.

Bố của con,

Nguyễn Hữu Cầu.

Bân gấp lá thư, mắt mờ như muốn khóc.

– Bố ơi, có bao giờ con oán trách bố đâu, nếu con làm gì được cho bố vui lòng thì con cũng làm hết sức mình.

Thằng Tim ở trên lầu chạy xuống, hỏi:

Daddy, are you crying?

Bân lắc đầu, nói bằng tiếng Việt:

Không, có hạt bụi nào bay vào mắt bố đó thôi.

 

[size=32]__._,_.___[/size]












































































































































































































































































































































































































Hạt bụi nào trong mắt



 



Hạt bụi nào trong mắt.



Trần Quang Thiệu



Chiều thứ hai, đi làm về, Bill nhận được lá thư của gia đình từ Việt Nam. Vừa bóc thư, Bill vừa lầm bầm:



– Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây.



Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill:



Bân con,



Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ (斌) có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên, con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp, nhưng biết đời mình không thể đạt thành.



Như con biết, 17 tuổi bố bỏ học, ra chiến khu, theo kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ của bố là những ngày nằm gai, nếm mật, tưởng là đóng góp được chút gì cho quê hương, nhưng, rồi một chiều, chợt thấy mình bơ vơ, lạc lõng trong đám người không còn lý tưởng quốc gia. Bố trốn về thành, mang nỗi buồn ‘sinh lầm thế kỷ’, dở thầy, dở thợ, vất vả với đời sống, rồi, cuối cùng, trở thành anh công chức quèn, lấy vợ, nuôi con, và mong cho con nối được giấc mộng không thành của đời mình.



Khi con bước chân vào đại học, bố đã vui mừng, tưởng rằng con sẽ thành người như bố ước mơ. Tiếc thay vận nước điêu linh, con cũng như bao nhiêu thanh niên đều phải thi hành nghĩa vụ, và rồi trôi nổi tới phương trời xa! Bố mẹ ngày ngày chờ con về, và ngày con trở về thăm nhà lần đâu tiên, bố đã để rơi giọt nước mắt mừng vui trên đôi má nhăn nheo. Nhưng rồi, bố nghe con nói về nếp sống mới, và bố ngỡ ngàng. Không, bố không còn kỳ vọng có con làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu như bố từng mơ ước trước đây, nhưng có gì như hụt hẫng mỗi lần cha con chuyện trò.



Ngày xưa, có lần bố đạp xe đi làm, bị một chiếc xe chở đầy lính Mỹ vượt qua mặt, những người lính cười nói ồn ào, vứt xuống lòng đường thanh kẹo cao su như bố thí, bố đã tức tủi nghẹn ngào. Ngày con về, nói cười hả hê với những danh từ xa lạ, bày ngổn ngang những món quà đắt giá cũng làm bố ngỡ ngàng. Nhưng bố chỉ thật sự chua xót khi giơ tay vuốt tóc đứa con trai của con. Tên nó là gì nhỉ, Tim hay Tím gì đó. Nó lắc đầu tránh bàn tay của bố và lầu bầu cái gì đó mà bố không hiểu. Bố biết là có lẽ từ đây giòng họ Nguyễn Hữu sẽ không còn trên thế gian!



Con à, có lẽ bố già quá rồi nên không còn thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Bố nhìn con, nhìn cháu và lòng bố xót xa. Con bây giờ là Bill chứ không phải là Bân. Tóc con cột đuôi gà, chứ không còn hớt cao như xưa. Thế nhưng tóc của vợ con lại ngắn ngủn, nửa nâu, nửa vàng, ôm sát khuôn mặt kiêu kỳ. Thằng Tim ‘Hey man’ chứ không “Thưa bố’ như con thủa nào. Cuối đời mà bố vẫn bơ vơ. Bố nói thế, con hiểu không, Bân?



Tuy nhiên bố cũng cám ơn các con rất nhiều. Tiền các con gửi về giúp bố mẹ hàng tháng đủ cho bố mẹ sống thoải mái lúc tuổi già. Căn nhà nhỏ gần rạch Thị-Nghè khang trang hơn cũng là nhờ các con. Chiều chiều, đứng nhìn dòng nước, bố thấy lòng mình cũng dịu dàng như con nước trôi.
Bây giờ đã gần ngày Noël. Bên phương trời đó, có lẽ các con đang bận rộn mua sắm, hội hè. Bố bây giờ ít ra khỏi nhà. Ngay cả những ngày Tết, bố cũng chỉ thắp hương khấn ông bà, xin các người tha thứ và, dù sao đi nữa, cũng xin phù hộ cho các con ở phương xa.



Bố chỉ cầu mong sao cho gia đình con luôn luôn đưọc hạnh phúc, thuận vợ, thuận chồng. Và nếu bố được khuyên con đôi lời thì bố mong rằng con hãy nghĩ tới cội nguồn. Dù sao đi nữa, con vẫn là người Việt da vàng, cố giữ lấy phần nào nếp sống của tổ tiên.



Lần tới, có về thăm nhà, con cố đưa bố ra ngoài Bắc. Bố muốn về thăm lại núi Ba Vì và quê Bất Bạt một lần trước khi nhắm mắt xuôi tay. “Bên này đất nước nhớ thương nhau.” Chúng mình cùng quê với Quang Dũng đó con.



Chúc các con những ngày vui.



Bố của con,



Nguyễn Hữu Cầu.



Gấp lá thư đút vào túi Bill thở dài:



– Ông già càng ngày càng lẩn thẩn. Không biết là sống thêm được bao năm nữa.



Bỗng nhiên, Bill chợt bùi ngùi, nghĩ thầm:



– Ngày xưa ông chỉ mong mình đậu Cử Nhân văn chương, đi dạy học, sống đời thanh bạch; thế nhưng, lưu lạc sang xứ này, mình lại kiếm ra khối tiền, nhưng chỉ có mỗi cái bằng Master … Card nên ông ấy vẫn buồn. Thôi, sang năm mình về một mình, không mang theo vợ con, nhất là cái thằng Tim cà chớn, rồi đưa ông ra Bắc thăm quê hương như ông ấy muốn!



Bill ngồi xuống bàn, cầm bút, định viết vài hàng trả lời bố, nhưng một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu, Bill vỗ bàn:



– Tại sao mình không mời ông già sang chơi với mình ít lâu. Biết đâu chừng những gì ông già thấy tận mắt sẽ giúp ông hiểu thêm về đời sống ở Mỹ, sẽ thông cảm và thương yêu con cháu hơn.



o0o



Cụ Cầu leo lên chiếc xe Van, thắc mắc:



– Sao anh lại phải đi cái ‘xe tải’ như thế này? Không đủ tiền mua xe nhỏ hả con?



Bill mỉm cười:



– Ở đây ai có ‘xe tải’ là khá đó bố, còn xe nhỏ thì ai mà chả có! Cả nhà đều muốn ra phi trường đón bố nên con phải lái chiếc xe lớn này.



– Thế hả? Bố cứ tưởng…



Cụ Cầu nhướng mắt nhìn ra ngoài. Sao chẳng có ai đi bộ nhỉ? Mà toàn xe hơi không à, lâu lâu mới có chiếc xe gắn máy, mà sao xe gắn máy lại chạy nhanh hơn cả xe hơi? Ăn mặc thì cứ như thằng điên, đầu còn đội cả nón sắt!



Xa lộ 101 kẹt cứng, chầm chậm, nhưng rồi Bill cũng về đến nhà ở San Jose. Bill thở phào đỡ bố ra khỏi xe:



Nhà mình đây. Bố nghỉ cho đỡ mệt, rồi sẽ tính sau.



Cụ Cầu ngơ ngắc nhìn căn nhà to lớn trên sườn đồi. Thế này thì ở sao cho hết. Nhà chúng nó có bốn người. Con thì một đứa đi học xa, chỉ còn một đứa ở nhà. Cụ nhìn con:



Này anh Bân, thế cái nhà này bao nhiêu tiền?



Bân thở ra:



– Vài trăm ngàn bố ạ.



– Vài trăm ngàn? Thế tiền đâu mà lắm thế.



– Tiền nhà băng cho muợn. Ở đây ai cũng nợ cả, bố ạ. Mình trả góp hàng tháng mà!



– Thế anh làm bao nhiêu tiền một tháng cho đủ để trả tiền lời?



– Vài ngàn thôi. Nhưng con dặn bố thế này nhé. Bố hỏi con làm bao nhiêu một tháng thì được, chứ đừng hỏi người quen. Ở đây, họ kỵ những câu hỏi như vậy, không như ở VN mình.



– Thế à. Lạ nhỉ…



Phải mất đến cả tháng, cụ Cầu mới quen dần, mới không còn lúng túng với vòi nước nóng lạnh trong phòng tắm, mới biết làm thế nào để hệ thống báo động không kêu ầm ĩ khi mở cửa ra vào, mới hết giật mình vì tiếng điện thọai reo, và mới dám nhấc máy nghe xem có phải Bân gọi từ sở về. Những náo nức ban đầu khi Bân đưa cụ đi thăm Little Sài Gòn, thử thời vận ở Las Vegas, đã nhạt nhòa. Cụ bắt đầu cảm thấy hiu quạnh. Hàng ngày, hai vợ chồng Bân đi làm, và Tim đi học, chỉ còn mình cụ quanh quẩn trong nhà, xem mấy cuốn băng nhạc cũ, hoặc thơ thẩn ngoài sân nhìn hoa cỏ. Hàng xóm chẳng quen ai. Lâu lâu, có ông Ấn Độ già đi ngang nhà nhe hàm răng móm mém cười, nhưng hai người ngôn ngữ bất đồng, chẳng nói với nhau được một câu.



Buổi chiều, Tim đi học về là nó trốn biệt trong phòng, có hỏi nó câu nào thì cũng như không. Thằng bé ú ớ khoa chân, múa tay, hoặc chỉ toét miệng ra cười!



Bân thương bố nên dắt cụ đi bộ ra đường lớn, chỉ cách cho cụ đi xe buýt tới khu chợ VN để cụ đi dạo, và nhặt báo chợ về đọc cho đỡ buồn. Bân ghi số điện thoại nhà, điện thoại sở, đưa cho cụ và dặn dò:



– Bố cứ leo lên xe buýt, xuống phố chơi cho vui. Có lạc thì gọi điện thoại cho con, hoặc cứ ngồi trên xe buýt, cuối cùng xe cũng về đến chỗ cũ! Đừng sợ bố ạ.



Thấy Bân dặn dò mình như con nít, cụ Cầu vừa buồn cười, vừa tức:



– Có sợ cái ‘đếch’. Núi rừng Bắc-Việt tôi còn biết đường đi. Phố xá ở đây rộng rãi, đường trải nhựa, đi dễ như bỡn. Anh cứ để mặc tôi!



Cụ Cầu nói thế, nhưng rồi hai lần Bân phải lái xe tới đón cụ về. Lần thứ nhất, cụ nhởn nhơ đi bộ từ nhà ra đường lớn, rồi lang thang sao đó đi luôn lên xa lộ 680! Cụ bị cảnh sát giao thông chặn lại, và mặc người cảnh sát nói gì cụ cứ lắc đầu, đưa cái ID card ra như thể là bị hỏi giấy tờ ở VN. Họ đành ‘bắt’ cụ về station, tìm thông dịch viên Việt Nam, lúc đó cụ mới đưa số điện thoại ra để cho họ gọi Bân đến đón cụ về.



Lần thứ hai, cụ ngồi trên xe buýt, nhưng quên chỗ xuống xe. Xe chạy tuốt lên đến tận Menlo Park, rồi ngừng lại, không chạy nữa vì cuối đường, và tài xế hết phiên! Cụ xuống xe, tìm điện thoại công cộng gọi cho Bân, nhưng không hiểu operator muốn nói gì nên đành chịu đứng đó, cứ thấy người da vàng nào là lên tiếng gọi “Ông ơi cho hỏi thăm” hoặc “Bà ơi cho hỏi thăm”. Mấy tiếng đồng hồ sau mới có một cô bé Việt Nam đi qua, giải thích cho cụ là cụ đã sang area code 650 rồi, chứ không còn ở vùng 408 nữa nên opeartor nhắc cụ bỏ thêm tiền mới gọi được. Cô gái giúp cụ gọi Bân và, về đến nhà, cụ cứ tấm tắc:



– Không biết con cái nhà ai mà tử tế thế. Lại không nhận cả tiền gọi điện thoại mình đưa trả.



Bân hỏi:



– Thế bố có hỏi tên và số điện thoại của cô ấy không để con gọi cám ơn.



Cụ Cầu cười:



– Sợ vãi đái nên chẳng nhớ gì!



Sau hai tai nạn đó, cụ Cầu hết muốn đi ‘giang hồ’ một mình. Bân sợ bố buồn nên xin nghỉ phép, đưa bố lên Seatle thăm người bạn già nhiều năm không gặp. Bác Bảo nằm liệt giường trong nhà già, bật khóc nức nở khi thấy bạn vào thăm. Cụ Cầu cũng rớt nước mắt nắm tay bạn:



– Cũng đến hơn chục năm rồi mới gặp lại bác. Nghe tin bác bị bệnh mà không ngờ đến nông nỗi này.



Bác Bảo cố cầm nước mắt:



– Khổ lắm bác ạ. Chỉ muốn chết cho nhẹ nợ.



– Giời bắt sao thì đành chịu vậy thôi. Thế các anh các chị ấy có vào thăm thường không?



– Có bác ạ. Cuối tuần nào chúng nó cũng thay nhau vào thăm. Ngày thường đứa nào cũng bận đi làm, đi học, chẳng có ai ra vô, chỉ có mấy bà y tá Mỹ đen lâu lâu vào lật mình như lật con nít ấy.



Bân và Phú, người con trai bác Bảo, bỏ ra ngoài để cho hai người bạn già nói chuyện tâm tình. Phú thở dài:



– Thế nào cụ cũng cho mình là bất hiếu. Nhưng không làm được gì hơn anh ạ. Tôi đã nghĩ đến chuyện đưa ba tôi về VN, nhờ một người họ hàng xa chăm sóc để cụ có người chuyện trò hàng ngày, thế nhưng vẫn không đành lòng vì xa xôi quá, chúng tôi làm sao mà thăm viếng thường xuyên. Đằng nào cũng khổ. Ông cụ nhà anh còn khoẻ quá, thân hình thẳng băng, và bước chân còn vững trãi.



Bân gật đầu:



Vâng. Bố tôi còn khoẻ, nhưng tuổi cũng đã cao. Chỉ là vấn đề thời gian. Trước sau gì rồi chúng ta cũng sẽ có cùng một vấn đề.



Cụ Cầu mắt đỏ hoe, câm nín trên đường về. Lâu lâu, cụ thở dài. Xe chạy qua một rừng thông cụ nói với con giọng buồn buồn:



Cảnh ở đây đẹp quá. Cứ như Đà Lạt ở Việt Nam mình. Thế nhưng cô đơn trong nhà già thì thật là đáng sợ. Cảnh đẹp mà làm gì, và cuộc đời đến lúc này còn có gì để tiếc thương.



Bân cũng không biết nói gì hơn, nghĩ thầm, không biết mai sau chuyện gì sẽ xảy ra cho bố mình và cho cả chính mình!



o0o



Cụ Cầu nhất định đòi về VN ngay, chứ không ở hết sáu tháng như dự trù. Cụ bảo vợ chồng Bân:



– Bố nóng ruột quá. Vẫn biết mẹ các con rất khỏe mạnh, nhưng đi lâu, bố chẳng yên tâm. Các con lấy chỗ máy bay cho bố về. Bố cũng đã thấy nước Mỹ. Ngày xưa, có bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được đến chơi đất nước này. Bà nội con suốt đời không ra khỏi cổng làng. Bố như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.



Bân nài nỉ mãi, nhưng cụ Cầu không thay đổi ý muốn, nên anh ta đành lòng đưa bố ra phi trường. Nhìn bố vẫy tay giã từ, Bân muốn khóc vì chẳng biết bao giờ mới gặp lại. Bân hứa với bố là sẽ về thăm nhà thường hơn, nhưng không biết là có giữ được lời vì cuộc sống quay cuồng trên đất nước người. Thằng Tim sống gần ông nội ba tháng nên cũng đã quen thân, chứ không còn xa lạ như lúc ban đầu. Khi cụ Cầu vuốt tóc nó giã từ, nó không còn né tránh, trái lại Tim vòng tay ôm cụ như nó thường hun bố mẹ mỗi lần đi đâu về.



– Good bye, Grand-Pa.



Tim đưa tay vẫy ông nội và, khi bóng cụ Cầu đã khuất sau cánh cửa phi trường, Tim hỏi Bân:



– Are we going to see Grand-Pa again?



Bân vuốt tóc con:



– Yes, son. We’ll see him again. Grand-Ma too.



Một tuần sau khi cụ Cầu ra về, Bân lại nhận được thư bố. Từ ngày cụ Cầu ra về, Bân cứ ngơ ngẩn buồn. Những ngày qua cha con gần gũi, Bân cảm thấy mình hiểu và yêu quí cha hơn. Hình như ông cụ đã đổi tính ít nhiều, không còn khó khăn như xưa, và có cái gì mơ hồ trong tình cảm của cụ mà Bân chưa nhìn ra.



Bân chậm trãi bóc lá thư. Bao giờ cũng vẫn vậy, thư trên giấy mỏng, nét chữ nắn nót như thể người viết để cả tâm hồn vào những dòng chữ.



Các con của bố,



Bố đã về tới Sài Gòn, nhưng hơi mệt vì đường xa nên hôm nay mới viết cho các con. Mẹ con đón bố ở phi trường, không ôm hôn như Mỹ, không cả cầm tay, nhưng nước mắt lưng tròng, đầy ắp ân tình. Bố mới đi có ba tháng, mà thấy như là đã xa mẹ con một đoạn đời.



Mẹ con cám ơn những món quà các con gửi. Vải vóc và bánh trái mẹ con đem biếu hàng xóm láng giềng, chỉ giữ lại mấy lọ dầu gió và hộp sâm, phòng khi trái gió, trở trời. Hàng xóm ở VN mình dù sao cũng thân thiết chứ không như người xa lạ ở chỗ các con.



Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Sống gần các con có vài tháng ở bên đó, nhưng bố đã hiểu các con nhiều hơn. Ngày xưa, có lẽ bố đã quá khe khắt với các con mà không biết là mình đã lỗi thời, ôm mãi những giá trị cổ điển của những ngày tháng cũ. Danh vọng làm khổ con người. Bố làm khổ bố, và cả con nữa, Bân, vì những ước mơ hão huyền cho giòng họ Nguyễn Hữu. Nghĩ lại, bố mới thấy những võng lọng vua ban cho tổ tiên cất dấu trong nhà từ đường ở quê nhà Sơn Tây không phải là những gì đáng hãnh diện trong khi đa số họ hàng nghèo đói, quanh quẩn trong mảnh đất khô cằn.



Các con tha phương, và cũng chẳng có danh vọng gì, nhưng dù sao, các con cũng có đời sống vật chất đầy đủ, và yên vui. Lẽ dĩ nhiên các con cũng có những băn khoăn, lo lắng về đời sống, nhưng đó không phải là những dằn vặt làm héo hon con người. Bố mừng cho các con, và cám ơn các con đã lo lắng cho bố mẹ vào lúc tuổi già.



Thấy tình cảnh bác Bảo, bố cũng cảm thương, nhưng thôi, cứ cho đó là số phận. Bố mẹ chọn nơi này để sống hết cuộc đời thay vì sang ở với các con như các con đã yêu cầu. Đất nước này dù sao cũng là quê nhà, có anh có em, có hàng xóm láng giềng, và dù cho có chân yếu, tay mềm thì cũng vẫn còn có người cho mình nương tựa lẫn nhau. Các con cứ yên tâm, đừng lo nghĩ cho bố mẹ lúc này.



À, còn điều này nữa. Thằng Tim không phải là đứa trẻ hư hỏng như bố nghĩ trước đây. Qua bên đó, bố mới biết là nó được nuôi dạy và lớn lên trong môi trường tự do nên hành động và cư xử phóng khoáng thế thôi, chứ thực ra, nó vẫn đầy tình cảm gia đình. Bố nghĩ lại những gì được dạy bảo như vòng tay thưa gửi, cúi đầu dạ thưa, chưa chắc đã là đường lối tốt. Bố không chắc, nhưng biết đâu lối giáo dục đó đã chẳng đưa đẩy con người vào vòng quỵ luỵ, dễ trở thành tay sai cho ngoại bang!
Bân con, bố chưa bao giờ khen con, cũng như ông nội không bao giờ khen bố, nhưng con cần biết là con không làm gì cho bố phải thất vọng hay buồn tủi đâu. Bố nói thế chắc là con cũng đã hiểu lòng bố lúc này.



Lúc nào rảnh, vợ chồng con về chơi với bố mẹ. Nhớ mang cả thằng Tim về, nghe con.



Bố của con,



Nguyễn Hữu Cầu.



Bân gấp lá thư, mắt mờ như muốn khóc.



– Bố ơi, có bao giờ con oán trách bố đâu, nếu con làm gì được cho bố vui lòng thì con cũng làm hết sức mình.



Thằng Tim ở trên lầu chạy xuống, hỏi:



Daddy, are you crying?



Bân lắc đầu, nói bằng tiếng Việt:



Không, có hạt bụi nào bay vào mắt bố đó thôi.



 



__._,_.___



 

 


tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Jan 08, 2016 5:57 am

Tình Phụ Tử tuyệt vời

 

On Wednesday, January 6, 2016 6:07 PM, toan v nguyen

Bác sĩ định rút ống trợ thở. Bố tức thì rút súng!
Trong ngày đại lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch vừa qua, thiết tưởng không mấy nhà nào “hồ hởi phấn khởi” cho bằng gia đình Pickering ở thành phố Houston, tiểu bang Texas. Đúng lý ra vào dịp mà dân chúng Mỹ gọi chung chung là “Holiday” này, gia cảnh Pickering phải tang tóc, “buồn thúi ruột” đến độ nếu ruồi, muỗi có đậu trên môi, trên má người ta cũng không thèm đuổi. Lý do: Nhà có người chết! Vậy mà trong những ngày này, nhà cửa của họ chỉ duy nhất vang lên những tiếng chuyện trò ròn tan hơn bắp rang, tiếng cười rộn ràng chẳng khác chi pháo nổ. Nguyên nhân: Nhà có người sống lại!
Vâng đầu đuôi câu chuyện thế này:

Chàng thanh niên trong gia đình tên là George Pickering III (đệ tam), 27 xuân xanh, từ hồi tháng Giêng năm ngoái 2015, bị đột quị rồi hôn mê luôn. Các bác sĩ điều trị tại Tomball Regional Medical Center đã trổ hết tài năng, đem trọn vẹn thiện chí chức nghiệp ra cứu chữa nhưng cuối cùng đành phải “thành khẩn khai báo” với gia đình rằng “chúng tôi rất tiếc, bộ não của bệnh nhân đã hoàn toàn chết.”

Chẳng những được thông tri là người con trai này sẽ chẳng bao giờ tỉnh lại, gia đình còn nhận được lời khuyên rằng hãy đồng ý để bệnh viện khóa lại các máy trợ thở mà chức năng là lưu giữ sự sống còn cho bệnh nhân.

Bà mẹ và người em trai kế hiểu ngay vấn đề, nhận thức được hoàn cảnh “đau lòng con quốc quốc,” bèn đành lau nước mắt mà tuân theo lời chỉ dẫn của các nhà chuyên môn; tuy nhiên trước hết, họ đã sẵn lòng ký tên vào mẫu đơn thỏa thuận đưa tên George Pickering III vào danh sách những người hiến tặng nội tạng. Thế nhưng khi các bác sĩ định giơ tay rút các ống trợ thở thì ông bố, George Pickering II (đệ nhị) chợt xông tới, hùng hổ rút khẩu súng lục mà đương sự đã giấu sẵn trong thắt lưng, dưới hai ba lớp áo, bác bỏ “bản án tử hình” của các bác sĩ điều trị, quát dọa: “Tôi sẽ bắn chết hết... các ngươi nếu ai động vào máy hô hấp....”

Dĩ nhiên toàn bộ bác sĩ, y tá và nhân viên trực liền “rút lui có trật tự,” “rét” thấy rõ; mặt cắt ra không còn giọt máu, bèn xếp re thi hành mệnh lệnh của kẻ đang chĩa mũi súng đen ngòm thẳng vào họ. Chắc chắn trong đầu mỗi người này đã nổi lên lại những tin tức bắn người giống bắn ngóe gần như thường ngày vẫn xảy ra trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ này.

Theo nhật báo Washington Post, trong bầu không khí đang căng thẳng, đầy hồi hộp, bỗng một giọng hét - không rõ giọng nam hay giọng nữ - vang lên: “Yêu cầu cảnh sát tới ngay nhà thương! Chúng tôi đang gặp cảnh một thân nhân của bệnh nhân có vũ khí và đang có ý định giết tất cả chúng tôi.”
Thế nhưng, chỉ ít phút sau một người con trai khác nữa của “hung thủ” đã khéo léo tước đọat được khẩu súng trên tay của ông bố. Tuy nhiên ông bố này tiếp tục “làm như thật” là ông ta vẫn còn khẩu súng khác nữa... khả dĩ phải nhiều tiếng đồng hồ sau lực lượng đặc biệt của cảnh sát mới có thể “vồ” được can phạm trong lúc đương sự vẫn tìm cách cố thủ trong phòng cấp cứu/hồi sinh của người con trai 27 xuân xanh xấu số ấy.

... Gần một năm sau, trong cuộc phỏng vấn của đài Channel 2 Houston, bố già Pickering thú nhận buổi chiều tháng Giêng ấy, ông quả tình đã có chút men trong huyết quản bởi ông buồn thương thằng con cưng nên đã mượn rượu giải sầu rồi khi vào nhà thương lại nghe các bác sĩ muốn tắt các máy trợ thở nên ông mới “điên tiết.”

Ông này nói, “Chủ yếu là tôi chỉ muốn biết rõ liệu bộ não của nó đã chết thật hay không. Mặc dầu vậy, tôi vẫn tin chắc chắn vẫn còn sự sống nơi con tôi.”

Bố già Pickering tường thuật tiếp, “Sở dĩ tôi dám bảo đảm như thế là nhờ tôi đã có... cơ hội được ở với con tôi ba bốn tiếng đồng hồ cả trước lẫn trong khi... hòa đàm với cảnh sát.” Theo lời quả quyết của Bố già Pickering, đứa con nằm trong hôn mê đã bóp nhẹ bàn tay của cha mình.

Và cũng đúng 11 tháng sau người ta - các nhà hữu trách - đã có thể kết luận bi kịch vũ khí ấy đã cứu sự sống của người con trai.

Trong khi ông bố Pickering “đệ nhị” ngồi tù thì chỉ thời gian ngắn sau, cậu George Pickering “đệ tam” tỉnh lại, ra khỏi hôn mê... để rồi cha con đã sum họp và cùng gia đình mừng đại lễ Giáng Sinh vừa qua, sau khi người cha được phóng thích hồi đầu tháng chạp.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




































































































Tình Phụ Tử tuyệt vời



 



On Wednesday, January 6, 2016 6:07 PM, toan v nguyen



Bác sĩ định rút ống trợ thở. Bố tức thì rút súng!



Trong ngày đại lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch vừa qua, thiết tưởng không mấy nhà nào “hồ hởi phấn khởi” cho bằng gia đình Pickering ở thành phố Houston, tiểu bang Texas. Đúng lý ra vào dịp mà dân chúng Mỹ gọi chung chung là “Holiday” này, gia cảnh Pickering phải tang tóc, “buồn thúi ruột” đến độ nếu ruồi, muỗi có đậu trên môi, trên má người ta cũng không thèm đuổi. Lý do: Nhà có người chết! Vậy mà trong những ngày này, nhà cửa của họ chỉ duy nhất vang lên những tiếng chuyện trò ròn tan hơn bắp rang, tiếng cười rộn ràng chẳng khác chi pháo nổ. Nguyên nhân: Nhà có người sống lại!
Vâng đầu đuôi câu chuyện thế này:

Chàng thanh niên trong gia đình tên là George Pickering III (đệ tam), 27 xuân xanh, từ hồi tháng Giêng năm ngoái 2015, bị đột quị rồi hôn mê luôn. Các bác sĩ điều trị tại Tomball Regional Medical Center đã trổ hết tài năng, đem trọn vẹn thiện chí chức nghiệp ra cứu chữa nhưng cuối cùng đành phải “thành khẩn khai báo” với gia đình rằng “chúng tôi rất tiếc, bộ não của bệnh nhân đã hoàn toàn chết.”

Chẳng những được thông tri là người con trai này sẽ chẳng bao giờ tỉnh lại, gia đình còn nhận được lời khuyên rằng hãy đồng ý để bệnh viện khóa lại các máy trợ thở mà chức năng là lưu giữ sự sống còn cho bệnh nhân.

Bà mẹ và người em trai kế hiểu ngay vấn đề, nhận thức được hoàn cảnh “đau lòng con quốc quốc,” bèn đành lau nước mắt mà tuân theo lời chỉ dẫn của các nhà chuyên môn; tuy nhiên trước hết, họ đã sẵn lòng ký tên vào mẫu đơn thỏa thuận đưa tên George Pickering III vào danh sách những người hiến tặng nội tạng. Thế nhưng khi các bác sĩ định giơ tay rút các ống trợ thở thì ông bố, George Pickering II (đệ nhị) chợt xông tới, hùng hổ rút khẩu súng lục mà đương sự đã giấu sẵn trong thắt lưng, dưới hai ba lớp áo, bác bỏ “bản án tử hình” của các bác sĩ điều trị, quát dọa: “Tôi sẽ bắn chết hết... các ngươi nếu ai động vào máy hô hấp....”

Dĩ nhiên toàn bộ bác sĩ, y tá và nhân viên trực liền “rút lui có trật tự,” “rét” thấy rõ; mặt cắt ra không còn giọt máu, bèn xếp re thi hành mệnh lệnh của kẻ đang chĩa mũi súng đen ngòm thẳng vào họ. Chắc chắn trong đầu mỗi người này đã nổi lên lại những tin tức bắn người giống bắn ngóe gần như thường ngày vẫn xảy ra trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ này.

Theo nhật báo Washington Post, trong bầu không khí đang căng thẳng, đầy hồi hộp, bỗng một giọng hét - không rõ giọng nam hay giọng nữ - vang lên: “Yêu cầu cảnh sát tới ngay nhà thương! Chúng tôi đang gặp cảnh một thân nhân của bệnh nhân có vũ khí và đang có ý định giết tất cả chúng tôi.”
Thế nhưng, chỉ ít phút sau một người con trai khác nữa của “hung thủ” đã khéo léo tước đọat được khẩu súng trên tay của ông bố. Tuy nhiên ông bố này tiếp tục “làm như thật” là ông ta vẫn còn khẩu súng khác nữa... khả dĩ phải nhiều tiếng đồng hồ sau lực lượng đặc biệt của cảnh sát mới có thể “vồ” được can phạm trong lúc đương sự vẫn tìm cách cố thủ trong phòng cấp cứu/hồi sinh của người con trai 27 xuân xanh xấu số ấy.

... Gần một năm sau, trong cuộc phỏng vấn của đài Channel 2 Houston, bố già Pickering thú nhận buổi chiều tháng Giêng ấy, ông quả tình đã có chút men trong huyết quản bởi ông buồn thương thằng con cưng nên đã mượn rượu giải sầu rồi khi vào nhà thương lại nghe các bác sĩ muốn tắt các máy trợ thở nên ông mới “điên tiết.”

Ông này nói, “Chủ yếu là tôi chỉ muốn biết rõ liệu bộ não của nó đã chết thật hay không. Mặc dầu vậy, tôi vẫn tin chắc chắn vẫn còn sự sống nơi con tôi.”

Bố già Pickering tường thuật tiếp, “Sở dĩ tôi dám bảo đảm như thế là nhờ tôi đã có... cơ hội được ở với con tôi ba bốn tiếng đồng hồ cả trước lẫn trong khi... hòa đàm với cảnh sát.” Theo lời quả quyết của Bố già Pickering, đứa con nằm trong hôn mê đã bóp nhẹ bàn tay của cha mình.

Và cũng đúng 11 tháng sau người ta - các nhà hữu trách - đã có thể kết luận bi kịch vũ khí ấy đã cứu sự sống của người con trai.

Trong khi ông bố Pickering “đệ nhị” ngồi tù thì chỉ thời gian ngắn sau, cậu George Pickering “đệ tam” tỉnh lại, ra khỏi hôn mê... để rồi cha con đã sum họp và cùng gia đình mừng đại lễ Giáng Sinh vừa qua, sau khi người cha được phóng thích hồi đầu tháng chạp.






 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 



 




Ông George (bên phải) và con trai vào mùa Giáng Sinh vừa qua. (Channel 2 Houston)

Cũng trong buổi phỏng vấn của đài Channel 2 Houston, George Pickering “đệ tam” đã tâm tình nghe rất bùi tai và mủi lòng: “Luật pháp đã bị vi phạm, tuy nhiên sự vi phạm ấy là bởi tất cả nguyên nhân chính đáng. Tôi hiện có mặt tại đây là một kết quả của điều ấy. Thưa, đó chính là tình thương.”

Rồi chàng thanh niên “chết đi sống lại” này bày tỏ thêm, “Bổn phận của tất cả cha mẹ là bảo vệ con mình. Đó chính là tất cả mà bố tôi đã hành động. Tất cả những sự tốt đẹp đã thực hiện để tôi trở thành con người hiện tại, đó là nhờ người đàn ông đang ngồi cạnh tôi đây.” Đồng thời chàng chỉ tay vào ông bố mình.

Về phần bệnh viện Tomball Regional Center trong một bản tuyên cáo đề ngày 27-12-2015, viết rằng nhằm mục đích bảo vệ nhân viên, họ không thể bình luận cụ thể từng vụ riêng biệt.
Vì thể kẻ hèn này cũng chẳng dám “thêm mắm thêm muối” gì nữa, sợ “trật đường rầy,” bởi lý do thực tế nhất là bởi vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn. Vả lại, mỗi quốc gia có những luật lệ riêng về trường hợp tương tợ.

Điển hình như nhật báo Na Uy Dagbladet, số phát hành ngày 28-12-2015, cho biết các bác sĩ Na Uy mà báo này tiếp xúc đều đã bày tỏ họ “lo rằng câu chuyện này sẽ có thể gợi ý cho độc giả chống lại những sự cân nhắc, nhận định của bác sĩ.”



 



 



 



 

 

 

 

 

 


Ông George (bên phải) và con trai vào mùa Giáng Sinh vừa qua. (Channel 2 Houston)

Cũng trong buổi phỏng vấn của đài Channel 2 Houston, George Pickering “đệ tam” đã tâm tình nghe rất bùi tai và mủi lòng: “Luật pháp đã bị vi phạm, tuy nhiên sự vi phạm ấy là bởi tất cả nguyên nhân chính đáng. Tôi hiện có mặt tại đây là một kết quả của điều ấy. Thưa, đó chính là tình thương.”

Rồi chàng thanh niên “chết đi sống lại” này bày tỏ thêm, “Bổn phận của tất cả cha mẹ là bảo vệ con mình. Đó chính là tất cả mà bố tôi đã hành động. Tất cả những sự tốt đẹp đã thực hiện để tôi trở thành con người hiện tại, đó là nhờ người đàn ông đang ngồi cạnh tôi đây.” Đồng thời chàng chỉ tay vào ông bố mình.

Về phần bệnh viện Tomball Regional Center trong một bản tuyên cáo đề ngày 27-12-2015, viết rằng nhằm mục đích bảo vệ nhân viên, họ không thể bình luận cụ thể từng vụ riêng biệt.
Vì thể kẻ hèn này cũng chẳng dám “thêm mắm thêm muối” gì nữa, sợ “trật đường rầy,” bởi lý do thực tế nhất là bởi vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn. Vả lại, mỗi quốc gia có những luật lệ riêng về trường hợp tương tợ.

Điển hình như nhật báo Na Uy Dagbladet, số phát hành ngày 28-12-2015, cho biết các bác sĩ Na Uy mà báo này tiếp xúc đều đã bày tỏ họ “lo rằng câu chuyện này sẽ có thể gợi ý cho độc giả chống lại những sự cân nhắc, nhận định của bác sĩ.”

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Fri Jan 08, 2016 5:59 am














Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến... (ST)

Sầu Riêng
- Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm rồi Nội chưa ăn múi nào hết.
- Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có nước đem chôn tao sớm.
Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ nó. ... Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. Hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ.
Mẹ nó nói với mọi người:
- Má chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má tôi.
Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết.
Nó lặng lẽ đến cạnh bàn thờ thì thầm: - Xin Nội tha lỗi cho Mẹ con

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.
Nguyễn San

EM TÔI
Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp”ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.

Ngày xưa
Huỳnh Văn Dân
Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa."Ca dao thương mẹ.


Trung Dung
Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi... Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát "... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." Con lại khóc vì thương mẹ.


 

Tính Cách

Mẹ tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên "ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:

- Coi chừng trôi ti vi....

- Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá - Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.

Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.

- Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao - Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.

- Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!

- Nhà này cũng đang ốm đây - Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.

Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi....

Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.

Lâu sau, ti vi phát vở kịch "Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.

(tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh)

Ngày xưa ta bé.

Ngày đó, cùng chung xóm nhỏ, em hay rủ chơi "bịt mắt bắt dê".

Sợ bị ăn gian, em tự tay gấp khăn thật kỹ.

Vậy mà, chưa hết một vòng sân, anh đã bắt được em. Em giãy nãy bắt đền, anh phải chịu thua.

Lớn, phiêu bạt kiếm sống, nhìn lũ trẻ chơi trò năm cũ, anh nhớ xóm nhỏ, nhớ em .... da diết ngậm ngùi.

Ngày xưa, chưa giáp một vòng sân.....

Bây giờ, có ai bịt mắt đâu, sao anh tìm em, tìm hoài không thấy !

Vết sẹo

Ngày bé, anh và em hay chơi trò cút bắt. Lần nọ té ngã, máu đầu gối chảy nhiều.

Anh xuýt xoa theo từng giọt nước mắt của em, luôn miệng hứa che chở suốt đời, không bao giờ để đau nữa.

Lớn, anh du học, không thấy về.

Ngày mẹ anh mất, anh dẫn một cô da trắng, tóc vàng về chịu tang.

Em đứng nép sau bậu cửa, nhìn sang.

Bất chợt vết sẹo ở chân nhức buốt....

 

Đánh đổi

 

Chị yêu anh, vẻ lãng mạn, coi thường vật chất. Chị xa anh cũng lẽ đó.

Nhân chứng cuộc tình là chiếc xe đạp, chở đầy kỷ niệm một thời yêu nhau.

Mười năm xa cách, anh lao vào mưu sinh, công thành, gia sản ít ai bằng.

Tình cờ chị gặp anh, chiếc xe đạp ngày xưa trang trọng trong phòng khách biệt thự, chị hỏi :

- Anh còn giữ nó ?

Anh nghẹn ngào :

- Anh làm ra những thứ này mong đổi được những gì đã có trên chiếc xe đạp này ngày xưa.

Quà tặng của Thượng Đế

Cô đã hơn một lần thủ thỉ với mẹ :

- Anh ấy là món quà quý giá nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con.

Lần nào nghe xong mẹ cũng mỉm cười.

Cô đã yêu, yêu bằng tất cả những gì mà cô có được.

Cô hồn nhiên và hạnh phúc bên anh mặc kệ bao thăng trầm của cuộc sống.

Với cô, anh là phần đời quan trọng nhất.

Rồi ngày kia. Thượng đế lại đến, nhưng trớ trêu, lấy nhằm món quà của cô đem tặng kẻ khác.

Ðêm nào cô cũng ôm gối mỏi mòn tự hỏi vì sao.....

Mẹ nằm bên khẽ nén tiếng thở dài./.

 



 





















tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Mon Mar 06, 2017 9:11 am

CHUYỆN CỦA HAI ANH EM.....

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Mon Mar 06, 2017 9:15 am

CHUYỆN CỦA HAI ANH EM.....                    [size=11]

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by tho than tho Mon Mar 06, 2017 9:18 am

CHUYỆN CỦA HAI ANH EM.....

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Truyện suy gẫm Empty Re: Truyện suy gẫm

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết